Thảo luận tại Đại hội: cần những giải pháp thiết thực, phù hợp cho sự phát triển bền vững
02:17, 04/10/2010
Đóng góp vào Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã tiếp tục khẳng định: rất cần những giải pháp thiết thực, phù hợp cho sự phát triển bền vững của địa phương
Phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện mức sống người dân, ưu tiên cho vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Về phát triển du lịch và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thông qua hoạt động du lịch, đại biểu Đảng bộ huyện Buôn Đôn thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện thời gian qua, từ đó, đề ra định hướng phát triển và giải pháp thực hiện: phải xây dựng nghị quyết chuyên đề về du lịch, có cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài phù hợp đặc thù địa phương; các đơn vị kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm trong phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tham gia và hưởng lợi từ kinh doanh du lịch. Trong công tác giao rừng cho đồng bào, định canh định cư, ổn định dân di cư tự do , đại biểu Đảng bộ huyện Ea Súp nêu lên một thực trạng: hiệu quả giao đất giao rừng chưa cao cả về 4 mặt: diện tích, quản lý bảo vệ, đầu tư vào rừng và khai thác hưởng lợi từ rừng, do đó đề nghị tỉnh cần có kế hoạch khảo sát đánh giá đầy đủ về vấn đề này để có hướng khắc phục; hiện tỉnh đã phê duyệt dự án đón dân và đầu tư vốn xây dựng các công trình thiết yếu, đề nghị tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêu đón dân kinh tế mới để phát huy hiệu quả các công trình đã đầu tư và đất đai vùng dự án; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục trong dự án ổn định sắp xếp dân di cư tự do. Đảng bộ huyện M’Drắk đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng: tiếp tục thực hiện các chương trình giao đất giao rừng cho các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp, các đơn vị rừng phòng hộ và từng hộ dân có điều kiện quản lý bảo vệ; thực hiện cơ chế cho thuê đất ổn định, lâu dài nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội phát triển rừng, đồng thời thực hiện chính sách giao quản lý và bảo vệ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng, lồng ghép các dự án phát triển nông nghiệp , chương trình hỗ trợ trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong định hướng phát triển giáo dục, Đại biểu Đảng bộ Sở Giáo dục - Đào tạo nhấn mạnh đến việc phát triển dân trí vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các giải pháp cụ thể: tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất trường học, hỗ trợ phương tiện dạy học, thực hiện chế độ chính sách ưu tiên với học sinh dân tộc thiểu số, đẩy mạnh việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số …
Trong việc phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, đại biểu Đảng bộ huyện Ea Kar đề nghị cần quan tâm đến các vấn đề: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, kết hợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, có chính sách đầu tư hợp lý với vùng khó khăn; quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất nông sản hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết chặt chẽ “4 nhà”; chú trọng công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết các loại hình quy hoạch: tổng thể - vùng - ngành - xây dựng đô thị, nông thôn để nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Khẳng định công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị mới là yếu tố tiên quyết để phát triển đô thị bền vững, đại biểu Đảng bộ thị xã Buôn Hồ xác định: công tác này phải dựa trên cơ sở quy hoạch chung cũng như từng lĩnh vực của thị xã đến năm 2025, huy động các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là những công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Để tạo điều kiện triển khai nhanh dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, dự án nhà ở theo quy hoạch, cần có cơ chế, chính sách kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch trên địa bàn.
Về vấn đề phát triển công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn mới, Sở Công thương nhận định: tỉnh ta có tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao so với các tỉnh trong khu vực, đã hình thành một số ngành công nghiệp then chốt. Trong tình hình suy thoái kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, ngành công nghiệp của tỉnh cần phải có những lĩnh vực chủ lực, những sản phẩm đặc thù, phù hợp với thế mạnh của địa phương mới đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Để ngành công nghiệp phát triển mạnh hơn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế như Nghị quyết Đại hội đề ra, cần thực hiện các giải pháp: phải đánh giá đúng tiềm năng phát triển ngành công nghiệp địa phương, từ đó xác định đúng hướng phát triển công nghiệp và xác lập được danh mục cụ thể các dự án kêu gọi đầu tư; tận dụng mọi cơ hội kêu gọi đầu tư,chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhà đầu tư về cung cấp thông tin, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng; quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn; tiếp tục đầu tư các dự án công nghiệp lớn có giá trị gia tăng cao, kiên quyết không chấp nhận những dự án chế biến thô, gây ô nhiễm môi trường…
![]() |
Đồng chí Phan Xuân Lĩnh, Bí thư Huyện uỷ Ea Súp phát biểu tham luận tại Đại hội |
Trong việc phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, đại biểu Đảng bộ huyện Ea Kar đề nghị cần quan tâm đến các vấn đề: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, kết hợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, có chính sách đầu tư hợp lý với vùng khó khăn; quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất nông sản hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết chặt chẽ “4 nhà”; chú trọng công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết các loại hình quy hoạch: tổng thể - vùng - ngành - xây dựng đô thị, nông thôn để nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Khẳng định công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị mới là yếu tố tiên quyết để phát triển đô thị bền vững, đại biểu Đảng bộ thị xã Buôn Hồ xác định: công tác này phải dựa trên cơ sở quy hoạch chung cũng như từng lĩnh vực của thị xã đến năm 2025, huy động các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là những công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Để tạo điều kiện triển khai nhanh dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, dự án nhà ở theo quy hoạch, cần có cơ chế, chính sách kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch trên địa bàn.
Về vấn đề phát triển công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn mới, Sở Công thương nhận định: tỉnh ta có tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao so với các tỉnh trong khu vực, đã hình thành một số ngành công nghiệp then chốt. Trong tình hình suy thoái kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, ngành công nghiệp của tỉnh cần phải có những lĩnh vực chủ lực, những sản phẩm đặc thù, phù hợp với thế mạnh của địa phương mới đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Để ngành công nghiệp phát triển mạnh hơn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế như Nghị quyết Đại hội đề ra, cần thực hiện các giải pháp: phải đánh giá đúng tiềm năng phát triển ngành công nghiệp địa phương, từ đó xác định đúng hướng phát triển công nghiệp và xác lập được danh mục cụ thể các dự án kêu gọi đầu tư; tận dụng mọi cơ hội kêu gọi đầu tư,chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhà đầu tư về cung cấp thông tin, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng; quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn; tiếp tục đầu tư các dự án công nghiệp lớn có giá trị gia tăng cao, kiên quyết không chấp nhận những dự án chế biến thô, gây ô nhiễm môi trường…
Hoa Hồng
Ý kiến bạn đọc