Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành ngoại giao của Liên bang Nga và một số kết quả quan hệ hợp tác Nga - Việt Nam
Ngày 10-2, nước Nga kỷ niệm Ngày truyền thống ngành ngoại giao. Ngày này gắn liền trực tiếp với lịch sử ngành ngoại giao Nga với việc thành lập cơ quan đối ngoại đầu tiên của Nga: chính ngày này vào năm 1549 trong các tư liệu lịch sử có nhắc đến Posolski Prikaz – là cơ cấu nhà nước đầu tiên trong lịch sử đất nước Nga đảm nhiệm công tác đối ngoại.
Hiện nay Bộ ngoại giao Nga đang tiến hành các công việc nhằm trực tiếp thực thi đường lối chính sách ngoại giao do Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn. Nền ngoại giao Nga đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa nền kinh tế và chuyển đổi thành nền kinh tế có mô hình phát triển mới và công nghệ cao, đạt những kết quả cụ thể đối với công dân. Trong giai đoạn hiện nay đây là nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao Nga. Hiện nay việc củng cố vị thế của ngành ngoại giao Nga dựa trên những kết quả làm việc sáng tạo trong nước, sự phân tích thực tế những xu hướng then chốt của sự phát triển thế giới, thể hiện các nguyên tắc đối ngoại, như nguyên tắc thực tế, đa phương và nhất quán trong việc bảo vệ các quyền lợi dân tộc. Nước Nga ngày càng đảm nhiệm nhiều trọng trách lớn lao về tình hình trên thế giới, tham gia một cách tích cực không những trong việc thực thi mà cả trong việc lập các chương trình nghị sự toàn cầu. Phạm vi hoạt động ngoại giao bao gồm tất cả mọi lĩnh vực mới trong quan hệ quốc tế, gắn với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập của Nga vào nền kinh tế và chính trị thế giới.
Ưu tiên quan trọng nhất của Nga trong chính sách đối ngoại vẫn là Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Thời gian qua đã có những bước quan trọng theo hướng hội nhập chặt chẽ và xích gần lại các nền kinh tế của các nước SNG.
Về hướng tây, nền ngoại giao Nga cần phải lựa chọn việc ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga và Mỹ, một Hiệp ước mà không những bản thân Hiệp ước quan trọng mà cả trong lĩnh vực hệ thống, bởi nó nhằm đặt cơ sở bình đẳng cho quan hệ Nga – Mỹ.
Trong số các ưu tiên của đường lối đối ngoại của Nga là tăng cường quan hệ đối tác với Liên minh châu Âu. Là những thành phần địa chính trị lớn nhất ở châu Âu, Nga và EU phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực. Nga và EU đã kết thúc các cuộc đàm phán về các vấn đề Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Sáng kiến của Nga ký Hiệp ước an ninh châu Âu trở thành chất xúc tác của các tranh luận sôi động về việc thành lập một không gian thống nhất và một thế giới an ninh từ Vancover đến Vladivostok.
Nga đánh giá khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực có tiềm lực lớn về tài nguyên, công nghiệp, tài chính và nguồn nhân lực là một trong những động lực của quá trình hội nhập ở tất cả các cấp phát triển của nền kinh tế thế giới. Nga đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC tại thành phố Vladivostok năm 2012. Nga chủ trương tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác hiệu quả với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực. Ngày 30-10-2010 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN_ - Nga đề ra phương hướng nhằm nâng cao đối thoại – đối tác ASEAN – Nga lên một mức mới về chất. Những nguyên tắc về xây dựng cấu trúc khu vực an ninh và hợp tác do Nga đề xuất đã được các nước ASEAN ủng hộ và điều này đã được tuyên bố một cách rõ ràng trong Tuyên bố chung của cuộc gặp cấp cao này.
Đã hơn sáu thập kỷ Nga và Việt Nam gắn bó với nhau bằng quan hệ hợp tác chặt chẽ. Quan hệ giữa hai nước với sự phát triển năng động đã đạt được tầm đối tác chiến lược. Điều này một lần nữa được khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 10-2010. Cuộc gặp cấp cao Nga – Việt đã tạo sức bật mới cho việc tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương trên tất cả lĩnh vực khác nhau có tính đến quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga. (Ảnh: TTXVN) |
Nga và Việt Nam có cùng chung quan điểm về đa số các vấn đề quốc tế, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến sự củng cố vai trò trung tâm và điều phối của Liên hiệp quốc, tôn trọng tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, chống lại những nguy cơ và thách thức mới đối với an ninh và phát triển bền vững. Điều đó cho phép hai nước có những quan điểm chung, phối hợp hành động trong khuôn khổ các tổ chức và diễn đàn quốc tế.
Quan hệ chính trị, kinh tế – thương mại và nhân văn giữa Nga và Việt Nam cũng đang trên đà phát triển, thể hiện bằng nhiều hoạt động trên các lĩnh vực: Tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên Đoàn Đuma Quốc gia Nga đến thăm Đà Nẵng và có buổi làm việc hiệu quả với Hội đồng Nhân dân thành phố. Năm 2010, Công ty Cổ phần Power Machines đã hoàn thành việc lắp đặt và chạy thử tại 3 nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam gồm: Nhà máy thủy điện A Vương (Quảng Nam), Nhà máy thủy điện Plei Krông (Kon Tum), Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (Dak Lak). Các nhà máy thủy điện này đang cung cấp điện công nghiệp và đã hòa lưới điện quốc gia. Quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng hai nước cũng được đánh giá là rất khả quan.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy sự hiện diện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Nga tại khu vực miền Trung. Chẳng hạn như tại Đà Nẵng đang tiến hành công việc mở rộng sản xuất tại công ty Non Nước của nhà đầu tư Nga, chuyên chế tạo khuôn mẫu cho công nghiệp sản xuất săm lốp. Đoàn doanh nghiệp Nga đã đến thăm Đà Nẵng, nghiên cứu khả năng thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty của địa phương. Tại tỉnh Phú Yên có 4 dự án đầu tư đã đăng ký và 3 trong số đó đang hoạt động. Tại tỉnh Bình Định với sự tham gia của công ty Nga dự kiến xây dựng trên bờ biển một tổ hợp khách sạn – nghỉ dưỡng lớn.
Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa cũng được phát triển. Tại Festival quốc tế truyền thống tại Huế đã có 4 đoàn nghệ thuật từ Nga tham gia biểu diễn. Tại Đà Nẵng cũng đã diễn ra những ngày văn hóa Nga.
Nhìn chung, kết quả phát triển quan hệ Nga – Việt cho phép chúng ta lạc quan nhìn vào tương lai. Sự bảo đảm của thành công chính là mối quan tâm sâu sắc về hợp tác cùng có lợi, khả năng kinh tế ngày càng phát triển của hai nước, cố gắng vận dụng hiệu quả nhất tiềm năng to lớn hiện có của hợp tác song phương vì lợi ích hai nước chúng ta.
(Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng)
Ý kiến bạn đọc