Multimedia Đọc Báo in

Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh

23:44, 25/04/2015

Sáng 25-4, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do Trưởng Ban Pháp chế Phạm Hát làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về công tác thi hành các việc dân sự chuyển kỳ sau; thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn tài chính phục vụ thi hành, cưỡng chế các việc dân sự trên địa bàn tỉnh.

f
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Hát trao đổi tại buổi làm việc

Năm 2012, Cục THADS tỉnh đảm nhận giải quyết 235 việc dân sự chuyển từ năm 2011 sang với số tiền gần 110 tỷ đồng (trong đó có 138 việc có điều kiện giải quyết, tổng số tiền là gần 54 tỷ đồng); năm 2013 có 184 việc dân sự chuyển từ năm trước sang với số tiền trên 140 tỷ đồng (trong đó có 87 việc có điều kiện giải quyết, số tiền gần 82 tỷ đồng); năm 2014 có 141 việc chuyển từ năm 2013 sang với số tiền trên 108,6 tỷ đồng (trong đó có 53 việc có điều kiện giải quyết và số tiền là trên 38 tỷ đồng).

Đối với công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS, năm 2012, Cục THADS tỉnh thu được trên 929,5 triệu đồng phí THADS, năm 2013 tổng số phí thu được là trên 646 triệu đồng; năm 2014 thu được trên 579,3 triệu đồng. Việc nộp và sử dụng khoản phí thi hành án được đơn vị thực hiện đúng quy định, thời gian...

dv
Đại diện lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo với Đoàn giám sát

Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu đại diện Cục THADS tỉnh đã nêu lên những hạn chế, tồn tại trong công tác THADS thời gian qua để Đoàn nắm bắt, ghi nhận như: Nhiều vụ việc tài sản kê biên có giá trị lớn, bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua làm tăng số việc, số tiền chuyển kỳ sau; việc khiếu nại của công dân ngày càng phức tạp, một số bộ phận không nhỏ người phải thi hành án lợi dụng việc khiếu nại để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, hoặc để tẩu tán tài sản làm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án; ý thức chấp hành pháp luật của một số cá nhân, tổ chức chưa cao, thậm chí có trường hợp người phải thi hành án là UBND xã nhưng vẫn không chấp hành nghiêm nghĩa vụ thi hành án, không tự nguyện, tự giác thi hành án, để vụ việc kéo dài trong nhiều năm nhưng không giải quyết được (4 vụ việc liên quan đến công tác bảo đảm tài chính trong thi hành án dấn sự tại UBND xã Ea Kuăng, huyện Krông Pak).

sd
Đại diện Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh trao đổi ý kiến tại buổi làm việc

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Hát đề nghị, thời gian tới, Cục THADS tỉnh cần quyết liệt tập trung đôn đốc, chỉ đạo các Chấp hành viên mở các đợt cao điểm về tổ chức THADS, bảo đảm chính xác trong xác minh, phân loại việc, tiền, có điều kiện, chưa có điều kiện thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án; chủ động phối hợp với TAND, Viện KSND cùng cấp tiến hành lập hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu, nộp ngân sách Nhà nước; kiên quyết cưỡng chế đối với các việc có điều kiện thi hành nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành theo đúng quy định của pháp luật; tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thi hành những việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng để tăng mạnh số tiền thực thu và đồng thời làm giảm mạnh số việc, số tiền chưa thi hành được chuyển sang kỳ sau…

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.