Multimedia Đọc Báo in

Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

09:32, 27/04/2015
Đất nước 40 năm sau ngày giải phóng đã có sự phát triển toàn diện. Kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, văn hóa - xã hội có bước tiến bộ rõ nét.
 
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên, phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Mức tăng trưởng GDP bình quân 6-7%/năm, đặc biệt giai đoạn 1990-2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2001-2005 đạt 7,51%, riêng năm 2006 là 8,23% và năm 2007 là 8,48%. Năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước, GDP chỉ đạt 6,23%. Trong các năm từ 2009 đến 2014 tăng trưởng GDP lần lượt là 5,32%; 6,78%; 5,89%; 5,03%; 5,4%; 5,98%. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đã đạt xấp xỉ 2.000 đô la. Tỷ lệ các hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 8% năm 2014.

 Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực an ninh, quốc phòng ngày càng lớn mạnh. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Sau 40 năm giải phóng, với truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Dak Lak đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tạo ra thế và lực mới cho Dak Lak trên chặng đường phát triển tiếp theo. Trong giai đoạn 2010-2014, quy mô, chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) đạt tăng trưởng khá, bình quân 8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 31,4 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo, đến nay đã có 2 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống phát triển tương đối đều khắp, với gần 650 công trình lớn nhỏ, bảo đảm tưới chủ động cho trên 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.

          Thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay.                       Ảnh: Hoàng Gia
Thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: Hoàng Gia

Công nghiệp – xây dựng tiếp tục phát triển, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện. Đã hình thành được một số nhà máy chế biến nông sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp … công suất lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn tiếp tục được quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh – thành phố Buôn Ma Thuột đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Hệ thống giao thông đến các huyện, xã ngày càng được nâng cấp, với 100% xã có đường nhựa đến trung tâm. 100% số xã có điện lưới quốc gia, 97,4% số hộ được dùng điện.

Thương mại – dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt các nhu cầu xã hội và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,2%/năm. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân.

Huy động vốn đầu tư vào nền kinh tế đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu vốn cho xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo được tăng cường; quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên. Giáo dục phổ thông duy trì được kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh; cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề cho lao động, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh. Tính đến nay, 50% lao động của tỉnh đã qua đào tạo, tăng 13%; trong đó có 40% đã qua đào tạo nghề.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng dần chất lượng khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao ngày càng phát triển sâu rộng. Quốc phòng an ninh được đảm bảo; pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường; quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu của Đại thắng mùa Xuân 1975, toàn thể dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới. Toàn dân đoàn kết, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường giáo dục giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phát huy nội lực của đất nước với sự giúp đỡ, hợp tác với các nước, tận dụng triệt để các nguồn lực trong và ngoài nước; giải quyết hài hòa các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại.

Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt niềm tin vào thế hệ trẻ sẽ nối tiếp xứng đáng sự nghiệp của các thế hệ đi trước trong điều kiện mới, tiến quân vào khoa học và công nghệ, vươn tới những đỉnh cao của trí tuệ loài người, nâng tầm văn hóa trong cuộc sống, năng động sáng tạo trong học tập, lao động, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động văn hóa, xã hội, trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quốc phòng. Không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng - an ninh, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho mọi công dân nhằm khơi dậy, phát huy những giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới.

(Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.