Multimedia Đọc Báo in

Quan tâm giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của các tôn giáo

17:20, 25/04/2015

Ngày 25-4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố tổng kết công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo năm 2014, sơ kết quý I-2015. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có đại diện một số sở, ngành chức năng. 

IMG_9891.JPG
Đại diện UBND TP. Buôn Ma Thuột phát biểu tại Hội nghị
 
Toàn tỉnh có trên 530 nghìn tín đồ (chiếm khoảng 26% dân số), 264 cơ sở thờ tự, 899 chức sắc, tu sĩ. Hoạt động của các tôn giáo cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”. Đa số tín đồ, chức sắc, chức việc, tu sĩ tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tham gia có hiệu quả các phong trào của địa phương, đặc biệt là công tác từ thiện nhân đạo. Các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tôn giáo được cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết kịp thời. Từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh đã giải quyết 138 hồ sơ về các lĩnh vực: xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, phong chức, bổ nhiệm, công nhận thành lập cơ sở tôn giáo ... 
 
Tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành, các địa phương đã phản ánh nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo trên địa bàn; chia sẻ kinh nghiệm quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo và kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh đối với một số vụ việc cụ thể của các cá nhân, tổ chức tôn giáo…
 
Chủ tịch UBND tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị trao đổi với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chỉ đạo các ngành chức năng tập trung rà soát nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tôn giáo để tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Cùng với tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, các địa phương, các cấp, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, huy động sự tham gia đóng góp của các cá nhân, tổ chức tôn giáo vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt chăm lo đời sống cho nhân dân, trong đó có đồng bào theo đạo. 
 
Nguyên Hoa
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.