Multimedia Đọc Báo in

Tạo bước đột phá mới để đi lên

09:41, 13/10/2015
Hôm nay, hơn 1,8 triệu cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Đắk Lắk hân hoan đón mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại có ý nghĩa sâu sắc, quyết định đến sự phát triển một cách đồng bộ vững chắc về các mặt của đời sống, xã hội tỉnh nhà trong những năm tới.

5 năm qua, cùng với cả nước, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra. Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp; thu ngân sách tăng bình quân 3,4%/năm; huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 9,3%/năm; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nên tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5%; thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và vững mạnh… Những thành tựu đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung.

TP. Buôn Ma Thuột được trang hoàng rực rỡ chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI.  Ảnh: Hoàng Gia
TP. Buôn Ma Thuột được trang hoàng rực rỡ chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI. Ảnh: Hoàng Gia

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số hạn chế. Tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa có giải pháp mang tính đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Công tác quản lý tài nguyên, đất đai, rừng và đất rừng chưa tốt, hiệu quả sử dụng thấp. Huy động vốn đầu tư xã hội đạt thấp. Nhiều kết cấu hạ tầng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và các công trình thủy lợi. Việc thu hút, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch còn yếu kém. Chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh và có mặt còn yếu; hoạt động văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe nhân dân nhất là ở cơ sở và tuyến huyện còn hạn chế…

Để khắc phục những thiếu sót trên, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ tới đối với Đảng bộ là hết sức nặng nề, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và có bước đột phá mới về giải pháp. Trước hết từ tiềm năng về tài nguyên đất, cần đầu tư thỏa đáng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn mới, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các ngành, các vùng theo hướng mở rộng; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có chính sách khuyến khích nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội và đô thị. Cùng với đó là không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức cơ sở đảng; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững. Chăm lo công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống lành mạnh…

Chúng ta tin tưởng rằng, phát huy truyền thống đoàn kết, anh hùng trong kháng chiến và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cùng với những giải pháp mang tính đột phá chiến lược nhất định những năm tới sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra để xây dựng Đắk Lắk phát triển toàn diện, tạo nền tảng sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng Tây Nguyên.

                                                                                                        Đắk Lắk


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.