Multimedia Đọc Báo in

Xã Cư M'gar (huyện Cư M'gar): Duy trì hiệu quả nhiều mô hình học tập và làm theo gương Bác

09:15, 01/04/2016

Đảng ủy xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) vừa tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Trong 5 năm qua, Đảng ủy xã Cư M’gar đã chú trọng đẩy mạnh, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trên địa bàn. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên được học tập các chuyên đề hằng năm đạt 95% trở lên; công tác tuyên truyền, vận động được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, chú trọng tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Qua đó, tinh trần trách nhiệm, thái độ, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức đã có chuyển biến tích cực. Các cán bộ, công chức xã chấp hành giờ giấc làm việc tốt hơn, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc; 100% chi bộ xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chất lượng sinh hoạt của chi bộ ngày càng được nâng lên. Đến nay, nhiều mô hình học tập và làm theo Bác được duy trì như: “Hũ gạo tình thương” thu được 1.352,5 kg gạo, các tổ “Tiết kiệm” giúp nhau vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh xã huy động được hơn 1 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên được vay vốn… Nhân dân trong xã đoàn kết, tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, bà con đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng, hiến 2.500 m2 đất làm đường giao thông, xây dựng hội trường, cổng chào…

Trong dịp này, Đảng ủy xã Cư M’gar đã tổ chức đập “Heo đất tiết kiệm”, thu được hơn 8,4 triệu đồng để hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.