Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hiện nay"

17:58, 28/10/2016
Ngày 28-10, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hiện nay”.
 
Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đảng các tỉnh: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình  Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước và Đắk Nông. Các đồng chí: Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; H’Ngăm Niê K’dăm, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đồng chủ trì hội thảo.  
 

Các đại biểu dự hội thảo.

Với 26 báo cáo tham luận, bên cạnh những kết quả trong công tác tuyên truyền, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khó khăn, những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn trên lĩnh vực tư tưởng, dân tộc, tôn giáo… cần kịp thời khắc phục, giải quyết.
 

Đại biểu tỉnh Bình Phước phát biểu tham luận tại hội thảo.

Các đại biểu cũng đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian tới, như: có cơ chế đặc thù cho cán bộ tuyên giáo cấp cơ sở ở Tây Nguyên; đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền; quan tâm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số… 
 

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông phát biểu kết luận hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông nhấn mạnh: Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, là trung tâm chống phá, thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực địch hòng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên vào Đảng, Nhà nước luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế. Trong thời gian tới các địa phương cần chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm, then chốt, như: nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng địa phương; tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác tuyên truyền; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác này...

 
 Đăng Triều 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.