Multimedia Đọc Báo in

Quảng Hiệp đi lên từ sức bật của các phong trào thi đua

08:11, 11/06/2018

Thấm nhuần Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, những năm qua, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar) đã triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực, sáng tạo, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ đó, xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Về xã Quảng Hiệp hôm nay,  chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nhiều ngôi nhà xây khang trang xen giữa những vườn cà phê, hồ tiêu xanh mướt. Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hiệp Bùi Thanh Bình hồ hởi: Ngày 31-12-2002, xã Quảng Hiệp được tách ra từ xã Ea M’droh với  nhiều khó khăn, thiếu thốn. Song hơn 15 năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực, sáng tạo của cán bộ, nhân dân trong xã đã đưa địa phương ngày càng phát triển. Bằng chứng sinh  động nhất là cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,8%...

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Vũ Ngọc Nhanh, xã Quảng Hiệp (bìa phải) mang lại hiệu quả cao.
Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Vũ Ngọc Nhanh, xã Quảng Hiệp (bìa phải) mang lại hiệu quả cao.

Theo đồng chí Bình, đạt được  thành quả trên là nhờ cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân luôn quán triệt sâu rộng nâng cao nhận thức, đồng thời vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua yêu nước vào tình hình thực tế, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Điển hình phải kể đến phong trào tiết kiệm “nuôi heo đất” hỗ trợ người nghèo. Phong trào này được triển khai vào năm 2011, mỗi cán bộ, đảng viên, người dân tiết kiệm mỗi ngày ít nhất 1.000 đồng bỏ heo đất để giúp đỡ những gia đình khó khăn. Ngay năm đầu triển khai, toàn xã đã nuôi được 37 con heo đất, với số tiền tiết kiệm được hơn 17 triệu đồng, đóng góp vào quỹ “Vì người nghèo” của xã để xây dựng nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo.

 
“Toàn xã chỉ còn 176 hộ nghèo; trên 90% đường giao thông đã được cứng hóa; có 11/12 thôn được công nhận thôn văn hóa; 100% số hộ trên địa bàn được sử dụng điện; 97% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh... Đây là những con số khá ấn tượng đối với địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Hiệp”.
 
Đồng chí Bùi Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hiệp

Nhận thấy hiệu quả thiết thực của phong trào này, Đảng ủy xã đã chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hưởng ứng. Đến nay, sau hơn 7 năm triển khai, toàn xã  nuôi được gần 1.400 con heo đất, với số tiền hơn 700 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, đã xây dựng, sửa chữa 15 căn nhà  Đại đoàn kết tặng các gia đình khó khăn; hỗ trợ hàng chục hộ nghèo bằng cách mua dê giống cho nuôi luân chuyển. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, xã Quảng Hiệp đã trao 25 cặp dê giống cho các hộ nghèo chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Để lại dấu ấn đậm nét trong phong trào thi đua yêu nước ở  xã Quảng Hiệp là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Địa phương đã tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình, đồng thời vận động người dân thay đổi tư duy sản xuất lạc hậu, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, trên địa bàn xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đơn cử như  mô hình trồng cà phê, ca cao kết hợp chăn nuôi dê, bò  của hộ ông Lý Kìm Pu, ông Bàn Tôn Nhất (thôn Hiệp Đoàn); mô hình trồng tiêu kết hợp dịch vụ vật liệu xây dựng của ông Vũ Ngọc Nhanh (thôn Hiệp Hưng); mô hình trồng cà phê xen hồ tiêu của gia đình chị Bùi Thị Viên (thôn Hiệp Thắng)…

Một mô hình mua, bán cây giống có hiệu quả ở thôn Hiệp Tiến, xã Quảng Hiệp.
Một mô hình mua, bán cây giống có hiệu quả ở thôn Hiệp Tiến, xã Quảng Hiệp.

Không chỉ  xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, ở xã Quảng Hiệp còn có nhiều tấm gương điển hình về hiến đất, hiến cây trồng để xây dựng nông thôn mới, như gia đình ông Phan Thanh Hải (thôn Hiệp Bình) đã hiến 800 m2 đất; ông Lưu Minh Thống (thôn Hiệp Hưng) tự nguyện chặt bỏ hàng chục cây cà phê, hồ tiêu đang trong thời kỳ thu hoạch và các công trình phụ trợ khác… Ông  Lưu Minh Thống chia sẻ: “Phải hiến đất, chặt bỏ cây trồng đã gắn bó với mình bao lâu nay, tôi cũng xót xa lắm, nhưng vì lợi ích chung nên gia đình đồng tình ủng hộ”. 

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.