Multimedia Đọc Báo in

Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng

08:28, 02/07/2021

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập nhiều vấn đề, nhiều nội dung quan trọng, phong phú, liên quan đến nhiều phương diện trong đời sống xã hội và sự phát triển đất nước; đặc biệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội XIII có nhiều vấn đề đáng chú ý.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó và những bài học kinh nghiệm quý báu, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”.

Định hướng đó được cụ thể hơn trong 5 nội dung với những điểm chính sau: Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo; Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt; Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo đúng hướng, hiệu quả. Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

Điểm trường thôn Ea Lang Trường THCS Cư Pui (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) đang được xây dựng để đón nhận học sinh dân tộc Mông khối lớp 8 và lớp 9 trong năm học mới 2021 - 2022. Ảnh: Tùng Lâm
Điểm trường thôn Ea Lang Trường THCS Cư Pui (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) đang được xây dựng để đón nhận học sinh dân tộc Mông khối lớp 8 và lớp 9 trong năm học mới 2021 - 2022. Ảnh: Tùng Lâm

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục và đào tạo nói riêng, Đảng ta đã vạch ra các nhiệm vụ trọng tâm và những đột phá chiến lược. Hệ thống nhiệm vụ, giải pháp (6 nhiệm vụ, giải pháp) và 3 đột phá chiến lược đã được đề ra từ Đại hội XI, XII và được Đại hội XIII bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đến từng đơn vị cơ sở, là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo ra những thành tựu mới, những bước phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, vững chắc. Chúng tôi nghĩ rằng, ngoài việc học tập, quán triệt tất cả những nội dung của nghị quyết, các cấp lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục và đào tạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, công chức, viên chức trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông các cấp, mầm non và các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để vận dụng vào thực tiễn công tác của mình một cách hiệu quả hơn.

Nguyễn Phương Hà


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.