Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010: những kết quả khả quan
14:31, 06/07/2010
Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered - Ngân hàng quốc tế hàng đầu khu vực châu Á, châu Phi và Trung Đông- kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 dưới sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ đã đ ạt những kết quả khả quan.
Tăng trưởng kinh tế sau khi đạt 5,8% trong quý 1 đã tăng lên mức 6,2% - 6,4%, trong quý 2-2010, theo đúng ước tính của Chính phủ . Lạm phát được kiềm chế trong nửa đầu năm 2010, với mức lạm phát hàng tháng được kiềm chế quanh mức 0,1% - 0,3% trong ba tháng gần đây. Sự gia tăng ở mức vừa phải trong nhập khẩu và mạnh mẽ hơn trong xuất khẩu đang giúp kiểm soát thâm hụt thương mại, trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang được giải ngân tăng và dòng kiều hối đang được cải thiện. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2010, lượng kiều hối đạt 3,6 tỷ USD, tăng 0,8 tỷ USD so với 6 tháng đầu năm 2009; giải ngân vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt 5,4 tỷ USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm 2009.
Một điều đáng khích lệ là tăng trưởng xuất khẩu theo tháng trong quý II năm 2010 đã tăng từ con số 0 trong hai tháng đầu năm lên mức trung bình là 30% so với cùng kỳ. Điều này phản ánh tình hình phát triển kinh tế rất khả quan, thu nhập người dân tăng, cũng như sự phục hồi đáng kể của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là khu vực các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã giảm trong những tháng gần đây. Chính việc giảm nhẹ của giá cả thực phẩm, nhà đất và vận tải - những yếu tố chiếm gần 60% tỷ trọng CPI – đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ lạm phát. Sự điều tiết của giá cả hàng hóa thế giới, việc giảm giá xăng dầu thời gian gần đây giúp giảm chi phí vận tải cũng góp phần giảm lạm phát
Việc thâm hụt thương mại được giữ ổn định và dòng vốn tăng đều là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định tiền tệ. Trong điều kiện lạm phát ổn định như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất. Các ngân hàng lớn trong nước đã đồng ý hạ lãi suất cho vay VND từ mức hiện nay là 14% xuống còn 12% đến 12,5% trong tháng 7. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đồng ý giảm lãi suất tiền gửi từ mức hiện nay là 11,5% xuống còn 10,2% trong ba tháng tới.
H.H ( Tổng hợp)
Nhiều công trình giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA |
Một điều đáng khích lệ là tăng trưởng xuất khẩu theo tháng trong quý II năm 2010 đã tăng từ con số 0 trong hai tháng đầu năm lên mức trung bình là 30% so với cùng kỳ. Điều này phản ánh tình hình phát triển kinh tế rất khả quan, thu nhập người dân tăng, cũng như sự phục hồi đáng kể của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là khu vực các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã giảm trong những tháng gần đây. Chính việc giảm nhẹ của giá cả thực phẩm, nhà đất và vận tải - những yếu tố chiếm gần 60% tỷ trọng CPI – đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ lạm phát. Sự điều tiết của giá cả hàng hóa thế giới, việc giảm giá xăng dầu thời gian gần đây giúp giảm chi phí vận tải cũng góp phần giảm lạm phát
Việc thâm hụt thương mại được giữ ổn định và dòng vốn tăng đều là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định tiền tệ. Trong điều kiện lạm phát ổn định như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất. Các ngân hàng lớn trong nước đã đồng ý hạ lãi suất cho vay VND từ mức hiện nay là 14% xuống còn 12% đến 12,5% trong tháng 7. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đồng ý giảm lãi suất tiền gửi từ mức hiện nay là 11,5% xuống còn 10,2% trong ba tháng tới.
H.H ( Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc