Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H’leo: Một mô hình trồng rừng liên kết hiệu quả ở xã Ea Wy

16:34, 10/09/2010

Hiện nay gia đình ông Cam Anh Văn, thôn 7B, xã Ea Wy đang sở hữu gần 8 nghìn cây Tếch đã đủ tuổi khai thác. Với giá bán bình quân mỗi cây hiện nay là 1,5 triệu đồng, tổng thu nhập của gia đình ông đạt gần 12 tỷ đồng. Đây là số tiền mà trước kia gia đình ông không hề dám nghĩ đến.

Năm 1996, khi Lâm trường Ea Wy (nay là Công ty Lâm nghiệp Ea Wy) triển khai chương trình trồng cây Tếch phủ xanh đất trống, đồi trọc, ông Cam Anh Văn đang công tác tại Hội Nông dân xã Ea Wy. Cây Tếch được đưa đến xã nhưng không hộ nào nhận về trồng. Lúc đó, ông Văn nghĩ: “Mình là cán bộ Hội Nông dân của xã, nếu mình không mạnh dạn mang cây về trồng thì chương trình trồng cây Tếch phủ xanh đất trồng đồi trọc rất khó thành công”. Nghĩ là làm, ông đã nhận cây giống về và huy động nhân công trong gia đình cùng lên đồi đào đất, trồng 5 ha cây Tếch.

Sau 14 năm trồng, chăm sóc, đến nay diện tích rừng Tếch của ông Văn trồng đã phát triển tốt, bình quân mỗi cây có đường kính từ 15-20 cm. Trong năm 2009, ông đã khai thác và bán được gần 200 cây, thu về hơn 300 triệu đồng.

Không chỉ gia đình ông Văn, hiện nay trên địa bàn 4 xã của huyện Ea H’leo gồm Ea Ral, Ea Wy, Cư Mốt và Cư A Mung có gần 1.900 hộ dân liên kết với Công ty Lâm nghiệp Ea Wy thực hiện chương trình trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 2.287 ha đất rừng và bước đầu đã có hiệu quả. Việc liên kết trồng rừng này có cơ chế phối hợp là doanh nghiệp đầu tư vốn, kỹ thuật cho người trồng, chăm sóc và bảo vệ. Trong 3 năm đầu, mỗi năm các hộ gia đình được Công ty hỗ trợ 2 triệu đồng cho 1 ha. Sau khi bán sản phẩm, người dân được hưởng 90%, Công ty Lâm nghiệp EaWy hưởng 5% và 5% được chi trả cho địa phương quản lý. Trong chương trình liên kết trồng rừng, ngoài cây Tếch, Công ty Lâm nghiệp Ea Wy còn triển khai thực hiện các dự án trồng cây keo lá tràm, điều, nuôi thực nghiệm một số động vật dưới tán rừng và được đánh giá là khá hiệu quả, vừa giúp người dân xóa đói giảm nghèo vừa giúp địa phương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tái tạo rừng phòng hộ.

 

Trường Ngữ

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.