Multimedia Đọc Báo in

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Buôn Đôn: Nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế hiệu quả

09:24, 06/06/2012

Qua khảo sát, cuối năm 2011 số hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện Buôn Đôn là 5.358 hộ (chiếm tỷ lệ 38,43%); trong đó, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là 375 hộ. Với tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ còn khá cao, bằng nhiều mô hình thiết thực giúp hội viên, phụ nữ nghèo có việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, trong thời gian qua, các cấp hội phụ nữ huyện Buôn Đôn đã đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp hội trong huyện đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn, tín chấp với Ngân hàng Chính sách – Xã hội giải quyết 375 hội viên vay vốn phát triển kinh tế, với tổng số vốn trên 4 tỷ đồng; nâng tổng số vốn lên gần 52 tỷ và giải quyết cho 4.949 chị vay/90 tổ tiết kiệm vay vốn.

Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn tranh thủ các nguồn tài trợ, các chương trình, dự án của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh và của địa phương để chị em có thêm vốn tăng gia sản xuất. Có thể kể đến: vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam là 500 triệu đồng, giải quyết cho 120 chị vay tại xã Tân Hòa và Ea Wer; vốn nước sạch vệ sinh và môi trường của Hội LHPN tỉnh là 400 triệu đồng, giải quyết cho 40 chị vay tại xã Ea Bar và Ea Nuôl… Từ các nguồn vốn trên, các cấp hội phụ nữ đã tích cực tuyên truyền, vận động, tư vấn cho chị em hội viên, phụ nữ tham gia phát triển các mô hình kinh tế như: trồng rau sạch, nuôi heo siêu nạc, vỗ béo bò, trồng ngô lai, lúa cao sản, trồng bí đỏ, trồng mới và chăm sóc cà phê… Đồng thời, các cấp hội còn phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, xử lý phế thải làm phân vi sinh, phòng trừ sâu bệnh cây ăn trái, xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiêu khoa học… giúp chị em có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, các cấp hội còn đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình theo mô hình tổ/nhóm phụ nữ tiết kiệm gắn với hoạt động vay vốn tín dụng. Đến nay đã xây dựng được 99 tổ/nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm, có 2.230 thành viên tham gia với tổng số tiền là gần 500 triệu đồng, giải quyết cho 426 chị vay; thành lập được 49 tổ góp vốn, có 1.090 thành viên tham gia, với số tiền trên 300 triệu đồng, giải quyết cho 196 chị vay.

Việc đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng được chị em hội viên phụ nữ trong huyện tích cực tham gia hưởng ứng. Bằng những việc làm cụ thể, đến nay các cấp hội xây dựng được 77 “hũ gạo tình thương”, với số gạo 3.773 kg gạo, giúp đỡ 362 chị; “nuôi” được 99 “con heo đất” với số tiền gần 40 triệu đồng, giúp 92 chị vay… Song song đó, các cấp hội huyện cũng đã vận động được 245 chị có kinh tế khá tự nguyện giúp 250 chị có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, với tổng trị giá trên 60 triệu đồng và trên 18.195 kg gạo, 685 ngày công. Điển hình trong phong trào này là các xã Ea Bar, Ea Nuôl, Cuôr Knia…

Phạm Thị Len


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.