Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên: Lấy khoa học công nghệ làm động lực

22:56, 13/05/2013

Phát triển khoa học và công nghệ sẽ đồng hành với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP.Buôn Ma Thuột phù hợp với từng giai đoạn, đó là quan điểm mà Ban Thường vụ Thành ủy Buôn Ma Thuột xác định rõ nhằm góp phần bảo đảm hoàn thành các mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên như kết luận số 60-KL/TWNgày 27-11-2009 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

a
Nâng cao giá trị chế biến và xuất khẩu cho cà phê bằng trang bị công nghệ hiện đại 

 

Nhiều giải pháp cũng như nhóm nội dung, lĩnh vực đã được lựa chọn để đưa khoa học công nghệ làm động lực phát triển. Trong nông lâm nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất bền vững cho một số sản phẩm chủ lực. Đáng chú ý là việc phát triển các vùng lúa cao sản theo quy trình công nghệ mới cho năng suất, chất lượng cao; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn đối với lúa nước ở xã Ea Kao, làm cơ sở hình thành và phát triển cánh đồng mẫu lớn đối với cà phê và một số cây trồng khác. Trong lĩnh vực chăn nuôi, Buôn Ma Thuột sẽ tập trung triển khai khu quy hoạch chăn nuôi gia cầm và giết mổ gia cầm tập trung tại xã Cư Êbur; khu quy hoạch chăn nuôi tại xã Hoà Thuận; tiếp tục lập quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm và giết mổ gia cầm tập trung tại xã Hoà Khánh đồng thời thực hiện các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh trên địa bàn thành phố; chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại ở tại Ea Kao. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, theo kế hoạch đến năm 2020, 100% số xã của thành phố hoàn thành chương trình này.

Cùng với nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng là lĩnh vực được thành phố chú trọng để đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, tạo đà phát triển nhanh, bền vững. Theo đó, các sản phẩm mũi nhọn, lĩnh vực mang tính đột phá được lựa chọn để phát triển có chiều sâu như: cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm và đồ uống... Theo kế hoạch, đến năm 2015, các cơ sở sản xuất mới xây dựng trên địa bàn thành phố phải áp dụng công nghệ sạch; 50% doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật được tập huấn về sạch hơn trong công nghiệp; đối với các doanh nghiệp được áp dụng sản xuất sạch hơn, giảm nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ 5-8%, giảm chất thải 10% ở một số ngành như chế biến lâm sản, chế biến nông sản, thực phẩm...

a
Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là một trong những lĩnh vực được TP. Buôn Ma Thuột coi trọng (Trong ảnh: Sản xuất thép tại Cụm công nghiệp Tân An ) 

 

Để phát triển bền vững, việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong phục hồi môi trường sau khai thác, bảo đảm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thất thoát, lãnh phí cũng được thành phố đặc biệt coi trọng. Đơn cử như công tác xử lý nước thải, chất thải rắn: Dự kiến đến năm 2015, cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa và nước thải thành phố, bao gồm khu dân cư, cơ quan và các khu công nghiệp; xử lý được 100% chất thải bệnh viện và 60% chất thải nguy hại; phủ xanh đất trống vùng ven và tăng diện tích cây xanh ở thành phố.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


Chung tay Vì người nghèo - để không ai bị bỏ lại phía sau
“Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là khẩu hiệu mà đã và đang được tỉnh Đắk Lắk - địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao thực hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực.