Multimedia Đọc Báo in

Nỗi lo đi chợ sợ... cân thiếu

06:59, 05/07/2015
Gần đây, nạn cân thiếu lại xảy ra tại một số chợ trên địa bàn TP. Buôn  Ma Thuột gây không ít bức xúc cho người tiêu dùng (NTD). Tình trạng này phổ biến tại các chợ có sức mua lớn như chợ Tân An, chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột.
 
Cân thiếu xảy ra nhiều nhất đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống như cá, hải  sản,  rau, củ, quả… Chị Phạm Hải Nguyên (phường Tân Hòa) cho hay, tháng trước chị mua một ký cá rô phi ở chợ Tân An với giá  45.000 đồng/ kg, trước đó, được người bán hét giá 50.000 đồng và chị  đã trả giá, nhưng về đến nhà cân lại chỉ còn có  9 lạng.

Đối với các gánh hàng rong, quầy bên lề đường- những địa điểm được khá nhiều người chọn mua, nhất là giới công chức văn phòng bởi nó đáp ứng tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian phải gửi xe vào chợ vào giờ tan sở - thì nạn gian lận này càng không hiếm gặp. Trên dọc đoạn đường Nguyễn Công Trứ, Điện Biên Phủ (khu vực xung quanh chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột) chỉ có khoảng hơn chục người trái cây (chủ yếu bán theo kiểu hàng rong, thời vụ), mùa nào thứ ấy, song, giá lại rẻ hơn trong chợ từ 5.000-10.000 đồng/ kg. Thế nhưng, đây chính lại là “cái bẫy” đối với nhiều người. Đa  số NTD thấy rẻ, tiện đường là mua chứ không hề hay biết mình đã bị cân thiếu từ một đến vài lạng/ kg. Cách đây không lâu, chị Ph. T. Ng (phường Tân Tiến) có mua một ký vải, thấy người bán đề giá 25.000 đồng/ kg, trong khi những nơi khác thì bán đến 30.000 đồng/ kg, chị không trả giá, mua ngay nhưng đến chỗ người quen cân lại thấy đã  thiếu đi mất 1 lạng rưỡi.

Qua tìm hiểu, được biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là một số cân bán hàng của tiểu thương đã được điều chỉnh sai số từ một đến vài lạng theo hướng có lợi cho người bán. Đáng chú ý hơn, tại một vài sạp trái cây và cá, hải sản, bao giờ tiểu thương cũng có đến hai chiếc cân để cân hàng cho khách. Đối với những khách quen thì người bán dùng chiếc cân được đặt ở sâu bên trong sạp hàng để cân. Chủ một xe bán trái cây rong tiết lộ, do bán với giá rẻ nên phải chấp nhận cân thiếu một ít để  không bị... lỗ vốn (?!)

Theo Hội Bảo vệ NTD tỉnh cho biết, mô hình cân đối chứng đã được triển khai từ nhiều năm nay và đặt ngay ở vị trí cửa ngõ ra vào, vị trí dễ quan sát tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh. Khi thấy nghi ngờ về trọng lượng của hàng hóa, NTD có thể cân đối chứng, nếu phát hiện gian lận thì phản ánh với Ban quản lý chợ để kịp thời giải quyết. Song, điều đáng nói là tại TP. Buôn  Ma Thuột mặc dù có bố trí cân đối chứng nhưng cũng rất ít NTD đến cân lại để đối chiếu trọng lượng số hàng hóa đã mua. Nguyên nhân phần lớn là do tâm lý ngại cân kiểm chứng, hoặc ngại đôi co với người bán của một bộ phận NTD.  Theo quan sát của phóng viên, sáng 1-7, tại chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột, điểm cân đối chứng được đặt tại cổng số 3, ngay  lối vào chợ nhưng hầu như cả buổi chợ sáng đông đúc là vậy, song không mấy ai sử dụng đến! Khi được hỏi, một vài NTD cho hay, ngay cả khi biết là cân thiếu rành rành nhưng có cãi lại cũng chẳng ăn thua gì với gian thương, còn gọi Ban quản lý chợ đến thì sợ phiền hà nên tốt nhất lần sau không bao giờ mua hàng chỗ đó nữa cho êm chuyện.

Và phải chăng chính vì lý do đó mà hằng ngày vẫn còn một số NTD không sử dụng quyền của mình dẫn đến bị “móc túi” oan khi mua sắm tại chợ (?!)

P. V


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.