Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường thanh, kiểm tra vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

22:52, 03/07/2015

Sáng ngày 3-7, Sở NN-PTNT tổ chức hội nghị sơ kết công tác Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2015.

ảnh
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Huỳnh Quốc Thích phát biểu tại hội nghị

Hội nghị đánh giá: Trong 6 tháng đầu năm 2015, Sở NN-PTNT đã tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản áp dụng trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Theo đó, về chương trình giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông, thủy sản: kết quả giám sát cà phê tỷ lệ đạt chất lượng 62,5%, các sản phẩm chế biến từ thịt đạt 80%, các sản phẩm khác không phát hiện dư lượng; về chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, đã triển khai lấy mẫu được 4 đợt, với 9 mẫu cá rô phi được gửi đi phân tích và không phát hiện dư lượng, tồn dư hóa chất. Đối với việc kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đã có 138 cơ sở được kiểm tra đánh giá, trong đó đạt loại A là 26 cơ sở, loại B là 89, loại C là 6 và 17 cơ sở không xếp loại do không đủ tiêu chí đánh giá; cấp 40 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và kinh doanh thuốc thú y cho các đại lý, cửa hàng.

ảnh
Các đại biểu tham dự hội nghị

Trong 6 tháng, toàn ngành đã thực hiện công tác thanh, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 371 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm..., phát hiện và xử phạt 54 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 153 triệu đồng; thực hiện thanh, kiểm tra liên ngành được 7 cơ sở, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở…
 

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.