Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 10 dự án chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động

10:17, 19/02/2016
Sở NN-PTNT cho biết, tính đến thời điểm này toàn tỉnh có 12 dự án chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trong đó 10 dự án đã và đang đi vào hoạt động, với tổng số vốn hơn 21.209 tỷ đồng và 2 dự án đang xin chủ trương đầu tư.
 
Cụ thể, các dự án đã và đang đi vào hoạt động gồm chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty TNHH Liên hợp công-nông nghiệp và phát triển bền vững Sao đỏ tại xã Ea Lai (M’Đrắk) với tổng vốn đầu tư 224 tỷ đồng; Công ty Cổ phần XNK Phước Thành, xã Ea Sol (Ea H’leo) 723,2 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Nông trại Cư Elang, xã Cư Elang (Ea Kar) 689,5 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Nông trại Cư Bông, xã Cư Bông (Ea Kar) 558,7 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Tuấn Phát, xã Ea Ô (Ea Kar) 56,8 tỷ đồng; Tập đoàn TH True Milk (Ea Súp) 12.000 tỷ đồng; Công ty TNHH Chăn nuôi Phúc Lâm, xã Ea Kiết (Cư M’gar) gần 36,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Hoàng Anh Đắk Lắk tại huyện Ea Súp và Ea H’leo 6.586 tỷ đồng; dự án chăn nuôi heo tập trung của Công ty Cổ phần TMDV Nam Việt, xã Ea Sô (Ea Kar) hơn 38 tỷ đồng; nuôi cá nước lạnh của Công ty TNHH MTV cá tầm Việt Nam-Đắk Lắk, xã Nam Ka (Lắk) gần 297 tỷ đồng. 
 
Chăn nuôi bò tại trang trại của Công ty
Chăn nuôi bò tại trang trại của Công ty TNHH Liên hợp công-nông nghiệp và phát triển bền vững Sao đỏ, xã Ea Lai (M’Đrắk)
Hai dự án đang xin chủ trương gồm chăn nuôi bò thịt, bò giống, nhà máy chế biến thịt của Công ty Cổ phần Khoáng sản Mỹ Đức-Bình Định và dự án chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
 
Theo đánh giá của Ban Quản lý các dự án chăn nuôi, về cơ bản, các dự án thực hiện đúng tiến độ và đang từng bước hoàn thành cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Phần lớn các dự án đều có hạng mục liên kết chăn nuôi với các hộ dân lân cận vùng thực hiện đã tạo hiệu ứng tích cực cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. 
 
Thanh Hường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.