Multimedia Đọc Báo in

Vụ đông xuân 2015 – 2016: "Cán đích" sau cơn đại hạn

10:27, 05/07/2016
Mặc dù tình hình thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động đánh giá khả năng tưới của các hồ, đập, khuyến cáo người dân gieo trồng hợp lý, tránh được những thiệt hại do hạn gây ra, góp phần đưa vụ đông xuân đạt và vượt kế hoạch đề ra. 
 
Theo Sở NN-PTNT, vụ đông xuân 2015-2016 tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh là 49.705 ha, đạt 120% KH (vượt 8.450 ha). Trong đó cây lúa 34.290 ha, đạt 117%, giảm 1.410 ha so với vụ đông xuân trước (là những diện tích không bảo đảm nguồn nước tưới, người dân chủ động không gieo trồng), năng suất thu hoạch bình quân đạt 58 tạ/ha. Một số địa phương có năng suất cao từ 60 - 69 tạ/ha như: huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Ana, TP. Buôn Ma Thuột. Diện tích ngô thực hiện 3.812 ha, đạt 108%, năng suất đạt 48,33 tạ/ha. Ngoài ra, Sản lượng các loại cây hoa màu, đậu đỗ các loại cũng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 220.107 tấn/209.734 tấn kế hoạch, đạt 105%, tăng 10.373 tấn, trong đó tổng sản lượng lúa 201.684 tấn so với kế hoạch; đạt 106%, vượt 11.141 tấn so với kế hoạch; ngô 18.423 tấn, còn lại là đậu đỗ các loại. 
Thu hoạch lúa ở huyện Lắk.
Thu hoạch lúa ở huyện Lắk.
Để vụ đông xuân vượt qua cơn đại hạn, ngay từ đầu vụ sản xuất, tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ động đánh giá khả năng tưới của các hồ, đập để khuyến cáo người dân thực hiện sản xuất theo kế hoạch, không gieo trồng những diện tích không bảo đảm nguồn nước. Đồng thời, tổ chức quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả nguồn nước (kể cả nguồn nước ngầm), điều tiết và sử dụng nước tiết kiệm. Ngành nông nghiệp đã triển khai  đồng loạt các biện pháp như: chủ động nâng cao ngưỡng tràn của hồ chứa bảo đảm điều kiện an toàn tăng dung tích trữ nước vào cuối mùa mưa; nạo vét các tuyến kênh dẫn, cửa vào của cống lấy nước, khơi thông dòng chảy; đắp đập tạm để giữ nước, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, chủ động sử dụng nguồn nước từ sông suối trước, để dành nguồn nước trữ được trong ao, hồ phục vụ cho chống hạn cuối vụ khi nguồn nước từ các sông suối đã cạn; bơm chuyền nước từ các công trình dư thừa nguồn nước hỗ trợ cho những công trình thiếu nước… Bên cạnh đó, hướng dẫn và khuyến cáo nông dân thực hiện chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp tại những nơi có khả năng thiếu nước nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, đã giảm thiểu được những thiệt hại do hạn gây ra, trong số 8.824 ha lúa nước bị hạn, khoảng 1.652 ha mất trắng, chiếm khoảng 4,8% tổng diện tích gieo trồng.  
 
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ hè thu, đã có 11/15 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tiến hành gieo trồng được 63.008 ha cây hằng năm, trong đó lúa nước 8.031 ha, ngô 23.585 ha, khoai lang 493 ha, sắn 7.686 ha… Sở NN-PTNT cũng đã yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện tốt việc quản lý, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất sau thu hoạch…
 
Tổng sản lượng lương thực có hạt là 220.107 tấn/209.734 tấn kế hoạch, đạt 105%, tăng 10.373 tấn, trong đó tổng sản lượng lúa 201.684 tấn, đạt 106%, vượt 11.141 tấn; ngô 18.423 tấn, còn lại là đậu đỗ các loại.
 
Lê Hương
 

Bài, ảnh: Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.