Multimedia Đọc Báo in

Sơ kết thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

07:03, 27/08/2016
Chiều 26-8, Sở NN-PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BVVPTR) giai đoạn 2008 - 2015 và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh. Tham dự có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, các chủ rừng và đơn vị cung ứng, sử dụng DVMTR.
 
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 259.000 ha rừng cung ứng DVMTR trong lưu vực các nhà máy thủy điện, chiếm 50,2% tổng diện tích rừng. Toàn tỉnh có 5.465 hộ tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích 115.266,33 ha, trong đó, diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng từ các tổ chức Nhà nước hơn 105.000 ha, với 4.015 hộ tham gia; diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý 9.670 ha, với khoảng 1.450 hộ tham gia. Tổng nguồn thu phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 205 tỷ đồng, trong đó, thu từ tiền DVMTR gần 192 tỷ, thu trồng rừng thay thế 9,9 tỷ đồng..., đã chi 158,6 tỷ đồng, tương đương 77,5% kế hoạch…
 
Đại diện HĐND tỉnh và Sở NN-PTNT tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị điển hình trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Đại diện HĐND tỉnh và Sở NN-PTNT tặng Bằng khen cho các cá nhân, đơn vị điển hình trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR như: kế hoạch, hồ sơ chi trả còn chậm; nguồn thu từ các công trình thủy điện đạt thấp; một số chủ rừng, hộ nhận khoán chưa thường xuyên kiểm tra giám sát công tác bảo vệ rừng, nên vẫn còn xảy ra tình trạng xâm hại trái phép tài nguyên rừng...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng nhấn mạnh, thời gian tới, Ban quản lý QBVVPTR tỉnh và các cơ quan chức năng cần chú trọng công tác bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền vào QBVPTR; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chi trả DVMTR cho người dân bảo đảm công khai và đúng đối tượng.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.