Multimedia Đọc Báo in

Đến 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 10%

09:01, 08/01/2017
Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 10%.
 
Mục tiêu của Đề án này là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; thúc đẩy thanh toán điện tử, trong đó 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng. Ngoài ra, Đề án cũng đặt ra mục tiêu tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.
 
Nhân viên Agribank Chi nhánh Đắk Lắk hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ qua điện thoại di độn
Nhân viên Agribank Chi nhánh Đắk Lắk hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ qua điện thoại di động
 
Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án cũng đã đưa ra các giải pháp thực hiện như ban hành một số chính sách khuyến khích thanh toán điện tử; xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ điện tử; đẩy mạnh thanh toán điện tử khu vực dịch vụ hành chính công...
 
Được biết thanh toán điện tử trên địa bàn tỉnh đang có những bước phát triển nhất định, với 242 máy ATM (tăng 7 máy so với năm 2015);  669 điểm đặt máy chấp nhận thẻ (POS) (tăng 37 máy so với năm 2015); các tổ chức tín dụng cũng đã phát hành và đang được khách hàng sử dụng đạt trên 917 nghìn thẻ ATM.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.