Multimedia Đọc Báo in

Nuôi hươu lấy nhung đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định

20:10, 29/05/2017

Bên cạnh các loại cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phú Xuân (huyện Krông Năng) còn phát triển mô hình nuôi hươu lấy nhung đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

Năm 2008, trong một chuyến về quê Nghệ An thăm gia đình, ông Bùi Duy Hòe (thôn 5) thấy nhiều hộ chăn nuôi hươu lấy nhung đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đã học hỏi kinh nghiệm và quyết định mua 2 con đực, 1 con cái với giá 31 triệu đồng về nuôi thử. Sau đó, gia đình ông đã phát triển đàn lên 8 con, rồi bán con giống cho những hộ có nhu cầu, hiện trong chuồng còn lại 5 con, trong đó có 4 con đực cho nhung.

21
Ông Bùi Duy Hòe (thôn 5) tận dụng đất trống trồng cỏ phát triển chăn nuôi hươu lấy nhung

Ông Hòe cho biết, nuôi 8 con hươu nhàn bằng chăn 2 con bò mà hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần. Hơn nữa, hươu ít bị dịch bệnh, lượng thức ăn hằng ngày cũng không nhiều do chúng chỉ ăn những loại lá cây, cỏ voi, thời điểm hươu bắt đầu mọc nhung cho ăn thêm cám bắp, gạo. Để có nguồn thức ăn cho hươu, gia đình ông Hòe đã tận dụng những khu đất trống quanh nhà, gần bờ ao để trồng cỏ voi.

Mỗi năm một con hươu cho nhung 1 lần, những con giống tốt có thể cho 2 lần. Năm đầu tiên, lượng nhung thu được khoảng từ 1 đến 2 lạng/con, từ năm sau tăng dần lên. Với giá bán con giống từ 5 – 15 triệu đồng/con, nhung hươu từ 1,6 – 1,8 triệu đồng/lạng, mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông Hòe thu được từ 50 – 70 triệu đồng.

Không chỉ có gia đình ông Hòe, đến nay, toàn xã Phú Xuân đã có trên 30 hộ phát triển mô hình nuôi hươu lấy nhung với số lượng khoảng 130 con, tập trung ở các thôn 3, 4, 5, 10, Xuân Mỹ…

21
Cán bộ khuyến nông xã Phú Xuân thăm mô hình nuôi hươu lấy nhung của gia đình ông Hòe

Ông Nguyễn Tiến Chương, cán bộ khuyến nông xã Phú Xuân cho biết, qua gần 10 năm người dân địa phương phát triển nuôi hươu lấy nhung cho thấy mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đầu ra thuận lợi do nhu cầu thị trường ngày càng cao vì nhung hươu là dược liệu quý và được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, những năm qua, cán bộ khuyến nông địa phương đã phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn khoa học – kỹ thuật giúp người dân phát triển chăn nuôi hươu bền vững hơn.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.