Multimedia Đọc Báo in

Đồng hành trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo

09:07, 27/09/2017

Thời gian qua, các chương trình tín dụng do Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập, Chi nhánh NHCSXH tỉnh nhận bàn giao 3 chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng phục vụ người nghèo; giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước và học sinh, sinh viên cho vay trực tiếp nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương với tổng nguồn vốn cho vay chỉ khoảng 102 tỷ đồng. Sau 15 năm hoạt động, nguồn vốn cho vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã đạt trên 3.976 tỷ đồng, tăng 3.874 tỷ đồng (tăng 38 lần) so với năm 2002. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương 3.809 tỷ đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương 167 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn trên, đến nay chi nhánh đã có doanh số cho vay trên 9.209 tỷ đồng, với 748.573 lượt khách hàng vay vốn; tổng dư nợ hiện có 3.860 tỷ đồng, với 158.249 khách hàng dư nợ.

Một số chương trình cho vay có doanh số lớn như cho vay hộ nghèo có số cho vay 4.012 tỷ đồng, với 390.555 lượt hộ vay vốn, dư nợ hiện có 1.181 tỷ đồng, với  53.940 hộ còn dư nợ; cho vay hộ cận nghèo 910 tỷ đồng, 33.023 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 708 tỷ đồng, 28.859 khách hàng; cho vay hộ mới thoát nghèo 277 tỷ đồng, 10.800 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 267 tỷ đồng, với 10.488 hộ còn dư nợ; cho vay học sinh, sinh viên 1.453 tỷ đồng, 73.635 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 417 tỷ đồng, với 17.063 hộ dư nợ; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 863 tỷ đồng, với 116.802 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 462 tỷ đồng, 43.238 hộ còn dư nợ; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 1.671 tỷ đồng, 81.364 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 548 tỷ đồng, với 24.255 hộ còn dư nợ; cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 40 tỷ đồng, với 6.515 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 23 tỷ đồng, với  3.081 hộ còn dư nợ; cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn 21 tỷ đồng, 1.410 lượt hộ được vay vốn, dư nợ hiện có 20 tỷ đồng...

Cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông tham quan một mô hình sản xuất hiệu quả nhờ vốn vay  chính sách xã hội trên địa bàn.
Cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông tham quan một mô hình sản xuất hiệu quả nhờ vốn vay chính sách xã hội trên địa bàn.

Các chương trình tín dụng mà NHCSXH đã, đang triển khai thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thông qua nguồn vốn này đã tạo điều kiện để các hộ gia đình được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Chẳng hạn chương trình cho vay hộ nghèo đã giúp cho 214.807 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từng thời kỳ bảo đảm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết của HĐND tỉnh. Hay như chương trình cho vay học sinh, sinh viên đã giải quyết cho 73.635 hộ gia đình được vay vốn để phục vụ cho 86.864 em học sinh, sinh viên học tập; chương trình cho vay giải quyết việc làm đã tạo việc làm cho 8.574 lao động. Trong 15 năm qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh cũng đã giải quyết cho 795 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong tiếp cận vốn vay, hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh hiện nay chủ yếu được thực hiện tại địa bàn các xã, phường, thị trấn thông qua 183 Điểm giao dịch cố định, đạt 99,45% số xã, phường, thị trấn. Cùng với mạng lưới rải khắp, NHCSXH đã phối hợp hiệu quả với các tổ chức chính trị xã hội và các địa phương để kịp thời cung cấp vốn vay đúng nhu cầu của nhân dân, đồng thời phát huy tốt nhất hiệu quả vốn vay. Theo Giám đốc NHCSXH Nguyễn Tử Ân, tín dụng chính sách đã đáp ứng được lòng mong đợi của người dân, nhất là những người dân nghèo sinh sống tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... Không chỉ phát huy hiệu quả kinh tế, vốn vay của NHCSXH còn góp phần ngăn chặn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết của mình đối với nền kinh tế thị trường. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ người dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng nông thôn mới. Kinh tế phát triển, người dân an cư lạc nghiệp đã góp phần quan trọng giúp tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.