Multimedia Đọc Báo in

Những thanh niên năng nổ phát triển kinh tế ở Dliê Yang

10:10, 05/09/2017

Anh Nguyễn Thanh Minh, thôn Tri C2, xã Dliê Yang (huyện Ea H’leo) là một trong những đoàn viên, thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, anh Minh quyết định trở về làm giàu trên mảnh đất quê hương. Năm 2012, nhận thấy cây bơ có giá trị kinh tế cao, lại phù hợp với khí hậu của địa phương, anh đã nhổ bỏ toàn bộ 2,3 ha cà phê già cỗi để trồng bơ xen tiêu nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Không dừng lại ở đó, được sự động viên của Huyện Đoàn, anh đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, mô hình của anh ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với 4.000 trụ tiêu, 4.500 cây cà phê, 350 cây bơ kinh doanh, 2 ao thả cá và 4 con bò sinh sản, gia đình anh lãi hơn 2 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, trang trại của anh Minh còn tạo việc làm ổn định cho 14 thanh niên ở địa phương với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Với những kinh nghiệm có được, anh thường chia sẻ kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ giống cây trồng giúp thanh niên trong xã có đủ điều kiện, tự tin để phát triển kinh tế. 

Anh Minh đang chăm sóc vườn bơ.
Anh Minh đang chăm sóc vườn bơ.

Anh Chu Tiến Dũng, thôn Tri C2, xã Dliê Yang, không chỉ là Bí thư Đoàn xã năng nổ, tâm huyết mà còn được mọi người quý mến, khâm phục bởi sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong phát triển kinh tế. Dù bận rộn với công tác Đoàn nhưng anh vẫn luôn tranh thủ thời gian đến tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Sau quá trình nghiên cứu, anh Dũng quyết định mua 3 ha đất để trồng cà phê xen sầu riêng và tiêu. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây của gia đình anh cho năng suất cao, mỗi năm thu nhập hơn 600 triệu đồng.

Ngoài các mô hình phát triển kinh tế ở thôn Tri C2, toàn huyện hiện có trên 10 mô hình kinh tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ. Anh Bế Đình Anh, Phó Bí thư Huyện Đoàn cho biết, từ năm 2012 đến nay, Huyện Đoàn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất với tổng số dư nợ trên 18,5 tỷ đồng, tổ chức 7 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên. Bên cạnh đó, Huyện Đoàn còn tổ chức các hoạt động giao lưu, đối thoại tư vấn việc làm cho 1.200 thanh niên, giúp 500 đoàn viên, thanh niên được giới thiệu việc làm.
Như Quỳnh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.