Multimedia Đọc Báo in

Khi rau sạch trà trộn với rau đại trà

14:44, 12/11/2017
Người tiêu dùng đã bắt đầu làm quen với những sản phẩm được sản xuất theo quy trình thực phẩm “sạch” – an toàn.
 
Đa phần các sản phẩm này được bày bán tại cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, có giá cao hơn, thậm chí cao gấp đôi so với các sản phẩm bày bán tại các khu chợ truyền thống. Với mục đích sử dụng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng nhằm bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình, nhiều bà nội trợ sẵn sàng mua mà không đắn đo gì khi đến các địa chỉ bán hàng thực phẩm sạch.

Tuy nhiên, tại một hội nghị bàn về thực phẩm sạch, an toàn được tổ chức vào giữa tháng 9 vừa qua, nhiều cửa hàng, siêu thị uy tín trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã thừa nhận: Trong quá trình kinh doanh, do nguồn cung thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh không đủ nên các đơn vị phải mua các loại thực phẩm đại trà ở các nơi khác về, sau đó sơ chế, chế biến để giảm bớt tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật rồi bày bán tại cửa hàng có giá ngang bằng với các sản phẩm sạch, an toàn lấy từ các nguồn hàng ổn định theo chuỗi đã đăng ký. Sự trà trộn hàng hóa nói trên là nhằm giữ chân khách hàng, uy tín của cửa hàng.

Như vậy, trên thực tế vẫn có những sản phẩm “đội lốt” thực phẩm sạch đưa ra thị trường mà người tiêu dùng không thể nhận biết được. Chỉ có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của ngành chức năng mới giúp được người tiêu dùng có được thực phẩm sạch đúng nghĩa. Các siêu thị cũng không nên vì lý do giữ chân khách hàng mà trà trộn thực phẩm sạch với thực phẩm đại trà. Bởi, cho dù sơ chế, chế biến lại kỹ lưỡng đến mấy thì không thể biến sản phẩm sản xuất đại trà thành sản phẩm sạch sản xuất theo quy trình riêng. Và như vậy, đó cũng là một hình thức kinh doanh… hàng nhái.

Nhật Minh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.