Multimedia Đọc Báo in

Vực dậy kinh tế gia đình từ vườn cây ăn trái

08:29, 17/05/2018

Năm 2007, gia đình chị Nguyễn Thị Hoài rời Bình Phước đến sinh sống tại buôn Rếch B, xã Ea Huar (Buôn Đôn).

Mua được 1 ha đất tại buôn Rếch B để định cư và sản xuất nông nghiệp, lúc đầu gia đình chị trồng hoa màu nhưng 5 năm liên tiếp đều thất bại do hoa màu năng suất thấp. Kinh tế gia đình chị Hoài dần sa sút. Cho rằng chất đất ở đây chỉ thích hợp với các loại cây trồng có múi và cây xoài nên vợ chồng chị Hoài quyết định mua 90 cây xoài giống Đài Loan về trồng trên 4,5 sào đất. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi để áp dụng các kỹ thuật nên vườn xoài nhà chị phát triển xanh tốt. Đặc biệt, gia đình chị không sử dụng phân hóa học mà chỉ dùng phân bò ủ thành phân vi sinh để bón cho cây; thuốc trừ sâu cũng chỉ dùng loại sinh học. Đến mùa thu hoạch, mỗi cây xoài nhà chị có từ 30 - 50 quả; mỗi quả nặng bình quân từ 1 - 1,5 kg. Mỗi năm vườn xoài của gia đình ra quả hai lần vào chính vụ khoảng tháng 3 đến tháng 6 và trái vụ khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Vào chính vụ, giá xoài bán ra dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg; trái vụ thì giá cao hơn, dao động từ 18.000 - 25.000 đồng/kg. Tổng hai vụ, chị thu về khoảng 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 120 triệu đồng.

Chị Hoài (phải) dẫn khách tham quan vườn xoài của gia đình.
Chị Hoài (phải) dẫn khách tham quan vườn xoài của gia đình.

Thấy trồng cây ăn trái năng suất cao, vào năm 2016, gia đình chị Hoài trồng thêm 2,5 sào chuối xuất khẩu Nam Mỹ. Đến nay, chuối đã cho thu hoạch vụ 2. Trước đó, gia đình chị đã thu hoạch vụ 1 vào tháng 9-2017 với thu nhập 32 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 16 triệu đồng. Hiện tại, chị đang thu hoạch vụ 2 với hứa hẹn sẽ cho lãi cao hơn. Chi phí đầu tư cho vụ 2 ít hơn, chỉ tầm 1,5 triệu đồng; mới thu hoạch khoảng 1 sào chuối mà chị đã thu về 15 triệu đồng.

Ngoài hai cây trồng chủ đạo là xoài và chuối, vườn nhà chị Hoài còn trồng thêm một số loại cây khác như quýt, na Hoàng Hậu và điều. Các loại cây trồng này đều mang lại thu nhập thêm hàng chục triệu đồng cho gia đình chị. Hiện nay, từ vườn cây ăn trái, chị Hoài thu nguồn lãi 170 triệu đồng mỗi năm.

Thanh Mười


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.