Multimedia Đọc Báo in

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến trọng điểm

11:06, 12/07/2018
Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chế biến nông lâm sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ tập trung phát triển 9 ngành công nghiệp chế biến trọng điểm.
 
Cụ thể, ưu tiên phát triển những lĩnh vực chế biến gắn với 5 nông sản chủ lực của tỉnh gồm: cà phê, ca cao, bơ, tiêu và cao su. Các ngành này sẽ từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 10%/năm. Theo đó, sẽ chú trọng thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Một dự án chế biến sâu cà phê trong Cụm công nghiệp Tân An 1, TP. Buôn Ma Thuột
Một dự án chế biến sâu cà phê trong Cụm công nghiệp Tân An 1, TP. Buôn Ma Thuột
 
Kế hoạch này cũng xác định, đến năm 2030, sẽ tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành chế biến nông, lâm sản trọng điểm khác gồm sắn, mía đường, thức ăn chăn nuôi và chế biến lâm sản nhằm tận dụng nguồn tài nguyên, phục vụ xuất khẩu.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.