Multimedia Đọc Báo in

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp phát triển chăn nuôi

07:50, 18/09/2018

Sau mỗi vụ mùa, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp có sẵn từ rơm rạ, cây ngô, dây khoai lang, bã cá… để làm thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.

Gia đình ông Phạm Bạo  ở thôn 13, xã Ia R’vê (huyện Ea Súp) chăn nuôi bò  với quy mô trên 130 con. Trước đây diện tích cánh đồng chăn thả trên địa bàn xã rộng nên nguồn thức ăn cho đàn bò cũng dồi dào, đa dạng. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, quỹ đất chăn thả trâu bò ngày một thu hẹp, để có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi, ông Bạo phải sử dụng thêm các nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. 

Ông Bạo cho hay, ông tự tìm hiểu cách phối trộn các phụ phẩm như cám gạo, bột sắn, bã cá… với nhau theo một tỷ lệ nhất định, sau khi lùa bò vào chuồng pha hỗn hợp này với nước muối cho bò uống bổ sung. Nhờ vậy, đàn vật nuôi lớn nhanh, béo khỏe, sức đề kháng tốt. Thêm vào đó, năm nay lượng mưa trên địa bàn huyện Ea Súp khá lớn tạo điều kiện cho bà con cấy lúa và các hoa màu khác như khoai, sắn được nhiều vụ. Bởi thế khối lượng rơm rạ cũng nhiều hơn so với mọi năm. 

Rơm rạ là phụ phẩm cốt yếu trong chăn nuôi của gia đình ông Phạm Bạo.
Rơm rạ là phụ phẩm cốt yếu trong chăn nuôi của gia đình ông Phạm Bạo.


Gia đình ông Bạo cũng như nhiều hộ nuôi bò khác ở huyện Ea Súp tận dụng thu gom hoặc mua lại rơm rạ đem về phơi khô rồi ủ để dành làm thức ăn dự trữ cho mùa khô sang năm. “Nhờ có phụ phẩm nông nghiệp mà gia đình tôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí mua thức ăn,  hằng năm lãi được trêm 100 triệu đồng từ việc bán bò” - ông Bạo cho hay.

Vốn làm việc trong một trang trại rau hữu cơ, anh Ngân Đức Khoa ở thôn Hòa Thanh, xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) tận dụng triệt để phần phụ phẩm nông nghiệp từ rau màu cho chăn nuôi để tránh lãng phí. Sau khi thu hoạch rau củ, toàn bộ phần thân, lá các loại như cà rốt, củ cải, khoai lang… anh Khoa lọc ra  gom lại đem về cho bầy heo rừng lai và bò ăn. Nhận thấy việc kết hợp làm trang trại rau với chăn nuôi đem lại hiệu quả rõ rệt, anh Khoa dự định sẽ nhân rộng đàn heo. Anh chia sẻ: Trang trại mình trồng trọt và chăm sóc theo quy trình nông nghiệp hữu cơ không dùng thuốc hóa học. Chính bởi thế trong chăn nuôi mình cũng áp dụng cách thức dùng rau cỏ có sẵn làm thức ăn để luôn bảo đảm chất lượng vật nuôi khi xuất chuồng, cho sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của khách hàng.

Ông Nguyễn Quang Lịch dùng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gà.
Ông Nguyễn Quang Lịch dùng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gà.

Ngoài sử dụng phần thân và lá cây bắp làm nguồn dinh dưỡng phát triển chăn nuôi , gia đình ông Nguyễn Quang Lịch ở thôn 2A, xã Ea Ô (huyện Ea Kar) còn lấy quả bắp bị hư do chuột, sóc gặm không thể bán để nghiền vụn trộn với cám gạo, bã cá làm thức ăn bổ sung vi lượng cho đàn gà thả vườn. Thường ngày, bầy gà tự vào vườn tìm kiếm thức ăn, buổi trưa được ông Lịch cho ăn thêm để tăng sức đề kháng.  Song song với thức ăn thô, ông còn cho gà ăn thêm cây chuối xắt lát mỏng. Đàn gà được nuôi thả vườn tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp nên chắc thịt, bán cũng được giá hơn. 

Có thể thấy, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi, giúp bảo vệ môi trường góp phần hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Djuang Niê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.