Multimedia Đọc Báo in

Cẩn trọng với việc dùng thức ăn thừa để chăn nuôi heo

08:59, 26/02/2019

Hiện nay, việc dùng thức ăn thừa của các quán ăn, nhà hàng để làm thức ăn cho heo đang khá phổ biến đối với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, nhất là ở khu vực đô thị.

Và loại thịt heo này (người dân quen gọi là heo nước rác) đang được các bà nội trợ khá ưa chuộng vì chất lượng thịt ngon hơn so với thịt heo nuôi bằng cám công nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về thú y, thức ăn thừa chứa rất nhiều nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên đàn heo, nhất là bệnh dịch tả Châu Phi hiện đang hoành hành trên thế giới, do nguồn thực phẩm từ thịt heo ở các nhà hàng, quán ăn nhỏ lẻ thường rất khó kiểm soát được nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe động vật và Dịch tễ học Trung Quốc đã đưa ra những con số chứng minh cho điều này. Cụ thể, có 23 ổ dịch xuất hiện tại Trung Quốc là do dùng rác thải nhà bếp làm thức ăn cho heo gây ra, trong khi chỉ có 13 ổ dịch bị lây lan vì hoạt động vận chuyển heo sống và sản phẩm từ heo trên khắp các khu vực… Điều này cho thấy, việc tận dụng nguồn thức ăn thừa lâu nay của người chăn nuôi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang vô tình rước bệnh vào đàn heo.

Ảnh minh họa
Heo được nuôi bằng cám công nghiệp. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, đến thời điểm này, đã có 4 tỉnh thành là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa xuất hiện dịch tả heo Châu Phi. Các chuyên gia dịch tễ đưa ra khuyến cáo, virus gây bệnh có thể sống rất lâu trong thức ăn dư thừa đã qua chế biến (có thể tồn tại trên 1 năm trong thịt heo muối). Vì vậy, việc sử dụng nguồn thức ăn dư thừa của con người cho heo cần được cân nhắc và tốt nhất là nên loại bỏ. Ngoài ra, người chăn nuôi cần chú ý cách ly các nguồn mang virus lây bệnh cho trang trại như chó, mèo, gà, vịt, các loại chuột, bọ và côn trùng chích hút máu…

Trước tình hình diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra diện rộng của dịch tả heo Châu Phi, Cục Thú y đề nghị người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ heo thực hiện “5 không” theo đúng quy định của Luật Thú y, gồm: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.