Multimedia Đọc Báo in

9 tiêu chí xét duyệt xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

21:44, 27/06/2019

Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh cho biết, việc xét duyệt xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu sẽ dựa vào 9 tiêu chí.

Cụ thể, các tiêu chí gồm: Tổ chức sản xuất hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có vùng sản xuất tập trung bảo đảm chất lượng, có 2 Hợp tác xã kiểu mới hoạt động tích cực; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 1,5 lần trở lên so với thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; Không có hộ nghèo trừ các trường hợp ngoại lệ; Giáo dục phát triển đồng bộ, với 100% trẻ em đi học mẫu giáo, 95% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học ở 11 tuổi, 95% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi đang học chương trình phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp; 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 90 % dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe; Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút 60% người dân tham gia, mỗi thôn, buôn có ít nhất 1 đội hoặc câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động hiệu quả; 90% chất thải rắn được xử lý, 50% rác thải sinh hoạt được phân loại và xử lý phù hợp, 60% tuyến đường xã, thôn, buôn có rãnh thoát nước; An ninh trật tự bảo đảm 3 năm liên tục, tệ nạn xã hội được kiềm chế; Công khai minh bạch các thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân hiệu quả.

Mô hình tái canh cà phê bền vững ở xã Ea K'pam, huyện Cư M'gar
Người dân tham quan mô hình tái canh cà phê bền vững ở xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar

Việc thiết lập 9 tiêu chí nói trên được thực hiện thông qua quá trình góp ý của các đơn vị liên quan và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện tại các sở, ngành, địa phương đang tập trung nguồn lực xây dựng 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2020 là xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) và Ea Kly (huyện Krông Pắc).

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.