Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu

16:47, 02/08/2019
UBND huyện Krông Bông vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng trừ sâu keo mùa thu đang có dấu hiệu bùng phát mạnh trên địa bàn huyện.
 
Theo đó, để tăng cường công tác phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô, UBND huyện giao Phòng NN-PTNT, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, Trạm Khuyến nông, UBND các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quy trình phòng trừ sâu keo mùa thu bằng cách biên soạn tài liệu và thường xuyên phát trên Đài truyền thanh của các xã, thị trấn; bố trí cán bộ kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn người dân xử lý kịp thời; tập huấn về quy trình phòng trừ sâu keo mùa thu cho lực lượng khuyến nông viên và người dân tại các xã, thị trấn; hướng dẫn biện pháp chọn giống, canh tác, chăm sóc, bố trí thời vụ hợp lý để hạn chế tác hại của sâu keo mùa thu...

 

Sâu keo mùa thu gây hại cây ngô trên địa bàn huyện Kr ông Bông (Ảnh: Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Krông Bông
Sâu keo mùa thu gây hại cây ngô trên địa bàn huyện Krông Bông. (Ảnh do Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Krông Bông cung cấp)
 
Được biết, trên địa bàn huyện đã có 1.281,5 ha ngô lai bị nhiễm sâu keo mùa thu. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã Yang Reh (323 ha); Yang Mao (280 ha); Ea Trul (155 ha); Cư Đrăm (158 ha); Cư Pui (100 ha)... Diện tích trà ngô gieo tỉa muộn (đang ở giai đoạn phát triển thân lá) bị nhiễm sâu keo với mật độ khá cao (8 - 12 con/m 2), trà ngô đã trổ cờ phun râu bị nhiễm nhẹ do người dân đã phu thuốc phòng trừ. Theo nhận định của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Krông Bông, tình hình sâu keo mùa thu có thể bùng phát mạnh trong thời gian tới, nhất là thời điểm ngô ở giai đoạn ngậm sữa và chắc hạt.
 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.