Multimedia Đọc Báo in

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - MIỀN TRUNG: Không ngừng hướng đến sự phát triển bền vững

07:18, 27/01/2020
Phát huy thế mạnh của Bia Sài Gòn - Thương hiệu Việt, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng kênh phân phối cùng với các hành động tiết kiệm năng lượng - thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát huy phong trào sáng kiến là những giải pháp căn cơ đã và đang được Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung thực hiện nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất.

Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung có 4 đơn vị trực thuộc gồm: Nhà máy Bia Sài Gòn - Đắk Lắk, Chi nhánh Công ty tại Phú Yên, Chi nhánh Công ty tại Quy Nhơn và Công ty TNHH MTV TMDV Bia Qui Nhơn. Công ty có trên 500 lao động, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 12 triệu đồng/người/tháng.

Một góc Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk.
Một góc Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk.

Năm 2019, sản lượng sản xuất và tiêu thụ ước đạt 216 triệu lít, trong đó Bia Sài Gòn 138 triệu lít; sản phẩm tự doanh 78 triệu lít gồm: nước uống đóng chai, bia tươi, sữa bắp, gạo lứt và rượu. Từ đó, giá cổ phiếu khi lên sàn tháng 3-2018 là 31.300 đồng thì hiện nay dao động 40.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa tương đương 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt nộp ngân sách năm 2019 ước sẽ đạt 1.500 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách cho tỉnh Đắk Lắk khoảng 1.000 tỷ đồng. Cổ tức cho cổ đông phấn đấu đạt 50%, đã chi ứng trước 35% trong tháng 12-2019.

Bên cạnh hiệu quả kinh doanh, bình quân mỗi năm, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung giành khoảng 1 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động cũng đã được duy trì tốt, góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Để có được kết quả đó, Công ty đã hoạch định chiến lược bán hàng phù hợp, quyết liệt nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, đầu tư cải tiến công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cho quản lý và người lao động đi đôi với tiết kiệm năng lượng - thân thiện môi trường.

Những năm gần đây với chủ đề “Tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường, gắn liền với cộng đồng” đã được Ban điều hành Công ty phát động và kiểm soát liên tục. Mỗi năm hàng chục chuyên đề, sáng kiến của người lao động liên quan đến tiết kiệm năng lượng, giải pháp xanh đã được công nhận và áp dụng vào thực tiễn. Nhờ vậy điện hao phí đã từ 120KW nay chỉ còn thấp hơn 100KW (giảm tuyệt đối được 20KW giờ điện) cho sản xuất 1.000 lít bia; nước sử dụng đã từ 6 - 7 lít chỉ còn 4 lít/1 lít bia (giảm gần 30%); khối lượng CO2 ngày càng được làm giàu và tận dụng hết cho sản xuất, khí nén không thải ra môi trường.

Ngoài ra, nhiều sáng kiến như tái tạo chất thải thành phân bón hữu cơ và điện; tái tạo hồ hiếu khí thành khí đốt dùng nấu rượu; sản xuất nấm men thải thành bánh men chất lượng để xuất khẩu; thu nhiệt thải ra từ các nồi nấu để gia nhiệt cho các thiết bị khác... đã được áp dụng hiệu quả, góp phần giúp các nhà máy của Công ty thật sự thân thiện với môi trường, làm giảm chi phí trong sản xuất, tạo sự tăng trưởng hiệu quả, bền vững.

Bên cạnh đó, đơn vị còn tích cực đổi mới và đầu tư công nghệ cùng với công tác quản trị hiện đại, minh bạch sát thực tế của Ban điều hành mới Sabeco, kế hoạch sản xuất - giao nhận - tiêu thụ được hoạch định khoa học, hiệu quả dựa trên nhu cầu thị trường, nhờ đó rút ngắn thời gian vận chuyển và lưu kho, sản phẩm Bia Saigon đến tay người tiêu dùng sớm hơn, tươi hơn, ngon hơn và đậm phong vị.

Với những nỗ lực không ngừng để khẳng định mình, nhiều năm liền Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung và các nhà máy trực thuộc đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các địa phương nơi đơn vị đứng chân.  

Giang Nam

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.