Multimedia Đọc Báo in

M'Đrắk tích cực phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội

07:15, 27/01/2020

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện M’Đrắk tiếp tục chuyển biến tích cực, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Năm 2019, hầu hết các chỉ tiêu, lĩnh vực quan trọng của huyện M’Đrắk đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tăng trưởng kinh tế đạt 11,4%, vượt kế hoạch đề ra; hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa đã được đưa vào sản xuất, nhân rộng, góp phần tăng giá trị kinh tế; thu ngân sách nhà nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng cao so với năm 2018; sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.

Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thu hút đầu tư kinh doanh có tiến bộ; quốc phòng - an ninh được tăng cường, giữ vững.

Chủ tịch UBND huyện M’Đrắk Hòa Quang Khiêm (bìa phải) thăm dây chuyền sản xuất tinh bột sắn của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Chủ tịch UBND huyện M’Đrắk Hòa Quang Khiêm (bìa phải) thăm dây chuyền sản xuất tinh bột sắn của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Để có được kết quả đó là nhờ có sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực chung của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong huyện. UBND huyện đã ban hành kịp thời những văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình hành động, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện; các văn bản của Trung ương, của tỉnh một cách linh hoạt, đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, UBND huyện luôn bám sát định hướng chỉ đạo của cấp trên, trong đó chú trọng tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại, nổi cộm năm trước; tăng cường đi cơ sở, kiểm tra, giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc mới phát sinh. Các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nâng cao chất lượng tham mưu, vận dụng linh hoạt chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước; đồng thời đã có những biện pháp, giải pháp hợp lý nên đã xử lý được nhiều vấn đề nảy sinh trong quản lý hành chính, quản lý kinh tế và thực hiện chính sách xã hội.

Thăm mô hình nhãn tại xã EaPil (M’Đrắk).
Thăm mô hình nhãn tại xã EaPil (M’Đrắk).

Trên cơ sở đó, huyện M’Đrắk phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm (giai đoạn 2016-2020). Tăng cường cải cách thủ tục hành chính; thu hút đầu tư; phát triển doanh nghiệp; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đề ra, nâng cao hiệu quả, tính bền vững của sự phát triển trên các lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - Dịch vụ; xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được phê duyệt, phấn đấu giảm nghèo bền vững; góp phần ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời huyện cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng chỉ tiêu, lĩnh vực để thực hiện.

Một số chỉ tiêu cơ bản huyện M’Đrắk phấn đấu trong năm 2020: Tăng trưởng kinh tế 11,1% (Nông - Lâm nghiệp tăng 8%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,4%; Thương mại - Dịch vụ tăng 14,6%); thu ngân sách huyện trên 111 tỷ đồng; 100% thôn, buôn có điện, 99,5% hộ dân được sử dụng điện, 70% diện tích đất sản xuất được đảm bảo nước tưới; 100% xã, thị trấn có trường THCS, 100% thôn, buôn có lớp mẫu giáo; giảm tỷ lệ hộ nghèo 6,5%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 7-7,5%...

Nam Trang

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.