Multimedia Đọc Báo in

Khu đô thị Ân Phú – điểm nhấn phát triển đô thị phía bắc Buôn Ma Thuột

11:29, 14/12/2020

Sau gần 1 năm khởi công, dự án Khu đô thị Ân Phú (đường Hà Huy Tập, TP. Buôn Ma Thuột) do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Đô thị Ân Phú làm chủ đầu tư đã hoàn tất về hạ tầng, cơ bản hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa vào hoạt động.

Đây được coi là dự án có vị trí “lõi” ở cụm quy hoạch đô thị đông bắc, đường vành đai phía tây Buôn Ma Thuột, giúp kích thích phát triển đô thị hóa tại khu vực này, theo kế hoạch của địa phương.

Vị trí quan trọng trong tổng thể phát triển

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk tại Công văn số 9353 (ngày 16-10-2020) gửi Bộ Xây dựng xin chủ trương về việc chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở tại Khu đô thị Ân Phú, đây là dự án đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển khu dân cư theo quy hoạch, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các dự án khác có cơ hội đầu tư, góp phần phát triển TP. Buôn Ma Thuột.

Vị trí quy hoạch Khu đô thị Ân Phú.
Vị trí quy hoạch Khu đô thị Ân Phú.

Khu vực này là vùng tiếp nối giữa cửa ngõ vào trung tâm Buôn Ma Thuột với huyện Cư M’gar, là khu quy hoạch hình thành trung tâm hành chính mới của địa phương ở tương lai gần, với nhiều hạng mục lớn như bến xe, chợ, là điểm quy tụ các trường đại học, cụm công nghiệp… Với cự ly chưa quá 7 km về trung tâm, dự án sẽ phục vụ đắc lực cho việc giãn dân từ trung tâm Buôn Ma Thuột ra phía bắc, kết nối nhu cầu nhà ở mới cho người dân các địa phương khác muốn định cư ở thành phố.

 
“Nhìn vào bản đồ quy hoạch phát triển vùng đô thị bắc Buôn Ma Thuột cho thấy, dự án này phục vụ tích cực cho chiến lược mở rộng phát triển thành phố tầm nhìn đến năm 2030 và những năm sau nữa”.
 
Ông Phan Tá Sinh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị Ân Phú

Trực tiếp bao quanh dự án là chuỗi trung tâm hành chính nên khu đô thị chính là dạng khu dân cư phục vụ phát triển hoạt động hành chính của địa phương, có lợi thế kết nối cả khu vực, “lõi” đầu tư phát triển đô thị phía bắc Buôn Ma Thuột. Vây quanh dự án, bản đồ quy hoạch địa phương cũng thể hiện sẽ có 3 cụm đô thị nữa cũng như nhiều dự án đường giao thông liên tỉnh, liên vùng được hình thành. Từ đó khẳng định vị trí tiên phong của dự án, tạo tiền đề mạnh mẽ cho mục tiêu đô thị hóa và mở rộng ranh giới TP. Buôn Ma Thuột, với mong muốn vươn lên thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Đã hoàn thiện hạ tầng, pháp lý

Ông Huỳnh Quang Trí, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Ân Phú, Trưởng Ban Quản lý dự án Khu đô thị Ân Phú cho biết, đến thời điểm này, toàn bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị tại dự án đều đã hoàn thiện. Nghiệm thu của Sở Xây dựng Đắk Lắk ghi nhận: “Chủ đầu tư đã thực hiện hoàn thành pháp lý và tài chính công tác giải phóng mặt bằng phạm vi dự án, cơ bản xây dựng đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường giao thông trong dự án, các hạng mục hạ tầng dưới vỉa hè (cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, cấp điện, thông tin liên lạc)”.

Hiện Công ty đã phối hợp ngân hàng đồng hành, thực hiện xong các trách nhiệm và nghĩa vụ tại dự án, hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan, qua đó chính thức nhận các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án trong tháng 11-2020 vừa qua.

Hạ tầng Khu đô thị Ân Phú đã được đầu tư hoàn thiện.
Hạ tầng Khu đô thị Ân Phú đã được đầu tư hoàn thiện.

Công ty cũng đã tiến hành đề xuất với chính quyền việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch và thẩm định đầu tư của chính quyền tại dự án. Đề xuất này được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng thuận với văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng và đã được Bộ trả lời bằng văn bản số 2518 (ngày 28-10-2020) đề nghị địa phương “xem xét quyết định theo thẩm quyền khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng xây dựng nhà ở tại dự án”.

Như vậy, đến nay dự án Khu đô thị Ân Phú đã đủ điều kiện đưa vào hoạt động. Trách nhiệm của chủ đầu tư chỉ còn là tổ chức khai thác dự án theo phê duyệt của địa phương, và cùng người dân tuân thủ các yêu cầu về quản lý và thi công nhà ở đúng quy định của pháp luật, từ đó mở ra một đô thị mới nằm trong vùng quy hoạch phát triển bền vững của địa phương.

Hoàng Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.