Multimedia Đọc Báo in

Người thương binh nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh

08:35, 30/07/2012

Sau gần 10 năm phục vụ trong quân ngũ, anh Vũ Ngọc Nhanh phục viên trở về quê hương Hưng Yên, hưởng chế độ thương binh hạng 4/4. Năm 1992, anh đưa vợ con vào lập nghiệp tại thôn 8, xã Ea M’droh (nay là thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp).

Anh  Vũ Ngọc Nhanh trước  ngôi nhà khang trang  của  gia đình.
Anh Vũ Ngọc Nhanh trước ngôi nhà khang trang của gia đình.

Thời gian đầu, cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu trông vào chăn nuôi heo, kết hợp với đi làm thuê, làm mướn. Nhờ chịu khó dành dụm,  năm 1997 gia đình anh đã mua được 3 ha đất. Ngoài việc đưa các loại cây truyền thống vào trồng, là người nhanh nhạy trong làm ăn, anh Nhanh còn tìm kiếm thêm những mô hình kinh tế mới, hiệu quả để áp dụng vào sản xuất trong đó có mô hình trồng cây bông vải. Nhờ anh chịu khó học tập kinh nghiệm ở những người đi trước, đọc sách, báo để áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên vườn cây bông vải của anh luôn sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao. Làm ăn hiệu quả, năm 2000 anh đã mua được thêm 1,3 ha đất trồng cà phê. Trong sản xuất, kinh doanh, anh Nhanh luôn có những cách làm hay để nâng cao hiệu quả sản xuất: trồng xen thêm một số loại cây trồng như ngô, đậu, cây tiêu và một số cây ăn quả trên một đơn vị diện tích canh tác và tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp tạo thành phân để bón cho cây trồng, góp phần hạn chế được một phần chi phí đầu tư mà cây trồng vẫn phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao. Với 1,3 ha đất canh tác mỗi năm, anh thu được khoảng 4,5 tấn cà phê và hơn 1 tấn tiêu. Năm 2009, anh quyết định bán 3 ha đất canh tác của gia đình để lấy vốn chuyển sang kinh doanh vật liệu xây dựng, kết hợp với nhận thầu xây dựng. Hiện nay, mỗi năm anh nhận thầu xây dựng 5 ngôi nhà lớn, nhỏ, giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động ở địa phương (chủ yếu là con em của các cựu chiến binh), với mức lương 200.000 đồng/ngày. Trừ chi phí đầu tư, gia đình anh vẫn thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.                                                    

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.