Multimedia Đọc Báo in

Vận động được 1.075 đơn vị máu trong Ngày hội hiến máu – Tình người Tây Nguyên

09:32, 14/07/2013

Sáng ngày 13-7, tại Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh Dak Lak, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Dak Lak phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương và chương trình “Hành trình đỏ” đã tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện – Tình người Tây Nguyên” lần thứ I năm 2013.

Bà Mai Hoan Niê Kdăm tặng hoa đại diện Hành trình đỏ
Bà Mai Hoan Niê Kdăm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Dak Lak tặng hoa cho những tình nguyện viên "Hành trình đỏ"

Tham dự buổi lễ có bà Mai Hoan Niê Kdăm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tỉnh nguyện tỉnh Dak Lak; ông Phạm Tấn Dương, Phó Viện trưởng Viện huyết học truyền máu Trung ương, Lò Quang Tú, Ủy viên BTV TW Đoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban TW Hội LHTN Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Dak Lak, Liên đoàn Lao động tỉnh Dak Lak, các sở, ban, ngành, cùng 1800 đoàn viên thanh niên, cán bộ công nhân viên chức, tình nguyện viên và nhân dân trong toàn tỉnh đã về tham dự và hiến máu.

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp

Phát biểu tại ngày hội, bà Mai Hoan Niê Kdăm đã nêu bật ý nghĩa của việc hiến máu nhân dạo là một nghĩa cử nhân ái cao đẹp của mỗi người đối với cộng đồng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện từ tỉnh đến cơ sở, Dak Lak là một trong những tỉnh có phong trào hiến máu luôn đạt kết qua năm sau cao hơn năm trước, đạt và vượt chỉ tiêu Trung ương giao, cơ bản đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho các các bệnh viện trong toàn tỉnh và đã mang lại sự sống cho rất nhiều bệnh nhân. Ông Phạm Tuấn Dương, thay mặt Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, đơn vị tổ chức “Hành trình đỏ” đã phát biểu cảm ơn với sự tiếp đón nồng hậu, chuẩn bị chu đáo của tỉnh Dak Lak dành cho chương trình hiến máu “Tình người Tây Nguyên”; đặc biệt là sự phối hợp tích cực của Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Dak Lak với Trung tâm Truyền máu Hà Nội trong việc điều tiết máu vào những thời điểm thiếu nguồn người hiến máu; nhờ những giọt máu hồng của người dân Tây Nguyên mà có biết bao bệnh nhân tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận khu vực phía Bắc có thêm cơ hội được cứu sống…

Người dân tìm hiểu về hoạt động của Hành trình đỏ
Người dân tìm hiểu về hoạt động của "Hành trình đỏ"

Ngày hội đã vận động và tiếp nhận được 1.075 đơn vị máu. Ngay sau lễ khai mạc, 400 tình nguyện viên "Hành trình đỏ" và đoàn viên thanh niên tỉnh Dak Lak đã diễu hành tuyên truyền về hiến máu và bệnh tan máu bẩm sinh khắp các ngả đường của TP Buôn Ma Thuột. Sau Dak Lak chương trình sẽ tiếp tục hành trình sang tỉnh Qui Nhơn.

Tình nguyện viên Hành trình đỏ tuyên truyền tới người hiến máu về bệnh tha
Tình nguyện viên "Hành trình đỏ" tuyên truyền tới người hiến máu về bệnh thalassemia và ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo

"Hành trình đỏ" là tổ chức vận động tuyên truyền về hiến máu nhân đạo do Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện Việt Nam chỉ đạo. Trọng tâm của hành trình là tuyên truyền, vận động người dân của những tỉnh, thành phố mà hành trình đi qua sẽ tham gia hiến máu, dự kiến hành trình sẽ thu được 12.000 đơn vị máu, ngoài ra còn tuyên truyền cho cộng đồng về bệnh thalassemia (tan máu bẩn sinh), nhóm bệnh mà bệnh nhân luôn cần truyền máu suốt đời để điều trị. Xuất phát từ tỉnh Cà Mau vào ngày 7-7, với chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” hành trình dự kiến sẽ đi qua 35 tỉnh, thành phố; dừng chân và tổ chức các sự kiện chính tại 14 địa phương với nhiều hoạt động như: Ngày hội Sẻ chia giọt máu – Kết nối trái tim, Đêm hội ca nhạc Kết nối dòng máu Việt, Hội trại thanh niên 3 miền, Mít tinh đi bộ đồng hành, Nhảy flash mod tập thể phá kỉ lục thế giới, Ngày hội chăm sóc sức khỏe toàn dân… Hành trình được chia làm hai chặng: chặng thứ nhất xuất phát từ Cà Mau, chặng thứ hai xuất phát từ Điện Biên và hội quân ngày 28-7 tại Hà Nội.

Hoàng Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.