Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả từ một Câu lạc bộ không sinh con thứ 3

11:25, 14/02/2014
Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở thôn 8, xã Cư Êbur (TP.Buôn Ma Thuột) được thành lập từ tháng 10-1998. Lúc đó, quan niệm về dân số của nhiều hộ dân trên địa bàn xã còn lạc hậu, không ít cặp vợ chồng vẫn thích sinh đông con cho “vui cửa, vui nhà”. Vì vậy, khi thành lập Câu lạc bộ chỉ có 10 hội viên phụ nữ đăng ký tham gia sinh hoạt.
Một buổi sinh hoạt của CLB.
Một buổi sinh hoạt của CLB.

Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở thôn 8 tổ chức sinh hoạt đều đặn mỗi quý một lần với những nội dung và chủ đề khá phong phú như: tuyên truyền, thảo luận về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Các buổi sinh hoạt đều tạo cho chị em không khí vui vẻ, đoàn kết. Bên cạnh đó, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các hội viên để chia sẻ và giúp đỡ họ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển kinh tế. Câu lạc bộ vận động mỗi hội viên mỗi năm đóng góp 10.000 đồng hội phí và 50.000 đồng để lập tổ tiết kiệm. Số tiền đó được Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ họp công khai bình xét cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay để tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Những hoạt động thiết thực của Câu lạc bộ ngày càng thu hút chị em trong thôn tham gia. Đến nay Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở thôn 8 đã có 46 hội viên tham gia sinh hoạt, trong suốt 16 năm qua không có trường hợp hội viên sinh con thứ 3 trở lên; 100% gia đình hội viên đều đạt gia đình văn hóa, không vi phạm pháp luật, không có trường hợp mắc các tệ nạn xã hội; trẻ em được chăm sóc và học tập đến nơi đến chốn. Nhiều gia đình hội viên đã trở thành điển hình về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Điển hình như gia đình chị Phạm Thị Huyền. Sau khi sinh đứa con thứ 2, chị Huyền đã đăng ký tham gia Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 từ năm 2009. Nhờ sinh hoạt trong câu lạc bộ, nhận thức của vợ chồng chị về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như kiến thức về chăm sóc, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc ngày càng nâng cao. Kinh tế gia đình chị hiện rất ổn định, các con đều chăm ngoan và học giỏi. Hay như vợ chồng chị Hà Thị Ngọc Ánh, nhờ được Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 và cán bộ dân số tuyên truyền nên đã hiểu được lợi ích của kế hoạch hóa gia đình và quyết định chỉ sinh 2 đứa con. Hiện tại, ngoài thu nhập từ tiền lương công nhân của chồng, chị Ánh còn nhận may quần áo cho những người có nhu cầu. Chị Ánh cho biết: niềm vui và hạnh phúc lớn nhất đối với chị là có người chồng hết mực thương yêu vợ con, các con của chị đều ngoan ngoãn.

Yên Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.