Multimedia Đọc Báo in

Phụ nữ huyện Buôn Đôn tích cực học tập và làm theo gương Bác

08:44, 09/08/2016

Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn hiện có 8 cơ sở Hội với 99 chi hội thôn buôn và 9.764 hội viên (chiếm 68% tổng số phụ nữ trên địa bàn huyện). Trong những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn đã triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến hội viên phụ nữ trong toàn huyện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Hằng năm, trên cơ sở bám sát các chuyên đề chính mỗi năm như: Sửa đổi lề lối làm việc; tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nâng cao ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh…, Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho các cơ sở Hội triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể. Trong đó, chú trọng gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, các cuộc vận động “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “xây dựng Mái ấm tình thương” và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Cán bộ Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn hưởng ứng phong trào nuôi heo đất tiết kiệm.
Cán bộ Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn hưởng ứng phong trào nuôi heo đất tiết kiệm.

Bà Nông Thị Hảo, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn cho biết: “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành việc làm thường xuyên của các cấp Hội và chị em hội viên. Biểu hiện rõ nét nhất là trong cách nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày: các hội viên đã biết tiết kiệm chi tiêu một cách hợp lý để phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ các chị em khác có hoàn cảnh khó khăn”. Trong những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn đã duy trì, nhân rộng nhiều mô hình học tập đức tính cần kiệm của Bác như: hũ gạo tiết kiệm, nuôi heo đất tiết kiệm… Đến nay, các cấp Hội đã duy trì và xây dựng được 89 hũ gạo tiết kiệm, nuôi 111 con heo đất, qua đó tiết kiệm được 5.220 kg gạo và hơn 53 triệu đồng. Số gạo và tiền tiết kiệm trên đã được Hội sử dụng để hỗ trợ 872 hộ hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân và trẻ mồ côi. Bên cạnh đó, Hội còn xây dựng được 152 tổ phụ nữ tiết kiệm với 2.919 thành viên tham gia, tiết kiệm được hơn 750 triệu đồng cho trên 500 lượt chị vay; xây dựng được 82 tổ góp vốn gồm1.912 thành viên tham gia với số tiền trên 700 triệu đồng, giúp trên 350 lượt chị vay để phát triển kinh tế. Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 65 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc với chủ đề “Làm theo Bác về thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững” do Trung ương Hội phát động, Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn đã tiết kiệm được trên 2,5 tỷ đồng, giúp 1.660 lượt chị vay xoay vòng; vận động chị em đóng góp hơn 80 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 4 nhà “Mái ấm tình thương”, sửa chữa 7 căn nhà và tặng 19 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.

Song song với việc huy động mọi nguồn lực giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo, hằng năm Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn còn triển khai cho các cơ sở Hội phân công mỗi chi hội giúp từ 1-2 hộ nghèo có địa chỉ cụ thể bằng nhiều hình thức như: giúp vốn, giống cây con các loại và ngày công lao động. Kết quả, từ năm 2011 đến nay, đã có trên 3.200 hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ với tổng trị giá hơn 1,7 tỷ đồng; trong đó có 1.805 hộ được giúp đỡ đã thoát nghèo.

Những cách làm hay trong việc học tập và làm theo gương Bác của các cấp Hội Phụ nữ huyện Buôn Đôn không chỉ làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, hội viên của Hội mà còn tác động đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần làm cho việc học tập, làm theo Bác trên địa bàn huyện Buôn Đôn thực sự có ý nghĩa thiết thực. 

 Quốc An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.