Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, TP. Buôn Ma Thuột đào tạo nghề cho trên 18.900 người

15:06, 25/10/2016

Theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn thành phố vừa được UBND TP. Buôn Ma Thuột ban hành, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố sẽ đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 18.945 người; hỗ trợ 4.500 lao động tham gia học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ.

21
Dạy nghề dệt thổ cẩm tại Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh minh họa

Trong đó, năm 2016 tổ chức 3 lớp với tổng kinh phí 900 triệu đồng; năm 2017-2020 tổ chức 20 lớp với kinh phí từ 1,5 tỷ đồng-2 tỷ đồng/năm. Các nghề được đào tạo gồm: nhân viên pha chế, xây dựng dân dụng, kỹ thuật nấu ăn, may công nghiệp, may dân dụng, kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản…

Để thực hiện kế hoạch trên, UBND thành phố và các ngành hữu quan tập trung tuyên truyền, nâng cao vai trò của công tác đào tạo nghề đối với việc làm, tăng thu nhập; tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề; huy động nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề tham gia đào tạo nghề; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề…

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.