Multimedia Đọc Báo in

"Chủ nhật đỏ" 2017 thu nhận 500 đơn vị máu trong ngày đầu tiên triển khai tại Đắk Lắk

21:19, 12/01/2017

Sáng 12-1, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã diễn ra Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” 2017 do Báo Tiền Phong phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh thực hiện.

Chương trình đã thu hút trên 600 giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tham gia và thu nhận được 500 đơn vị máu. Tại đây, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh đã trao giấy khen cho 23 cá nhân của nhà trường có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện ở địa phương. Đồng thời, Báo Tiền Phong cũng trao tặng cúp lưu niệm và quà 3.000.000 đồng cho Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.

Đông đảo sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tham gia hiến máu.
Đông đảo sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tham gia hiến máu.

Sau Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” 2017 ở Đắk Lắk sẽ tiếp tục triển khai tại huyện Cư M’gar (ngày 14 và 15-1), Trường Đại học Tây Nguyên (14-1), Trường Cao đẳng Nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên (ngày 16-1) và xã Ea Kly, huyện Krông Pắc (ngày 17-1). Dự kiến, với 5 điểm hiến máu nói trên Ngày hội sẽ thu nhận khoảng 3.000 đơn vị máu. 

23 cá nhân được nhận giấy khen của
23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện được nhận giấy khen của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh

Được biết, Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” là chương trình được Báo Tiền Phong khởi xướng từ năm 2009 nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu trong các bệnh viện do tai nạn giao thông tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Năm nay, “Chủ nhật đỏ” sẽ được tổ chức tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước với mục tiêu huy động khoảng 25.000 đơn vị máu phục vụ công tác cấp cứu người bệnh.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.