Multimedia Đọc Báo in

Giúp nông dân Quảng Ngãi tiêu thụ dưa hấu

07:15, 10/04/2017

Nhằm chia sẻ với người dân trồng dưa hấu ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị thua lỗ vì giá thấp, CLB Tiếp Bước (TP. Buôn Ma Thuột) phối hợp với các tình nguyện viên trên địa bàn tỉnh đã thu mua và vận chuyển dưa vào Đắk Lắk để tiêu thụ.

Để hỗ trợ người dân Quảng Ngãi tiêu thụ dưa hấu, CLB đã liên hệ vận chuyển 16 tấn dưa vào bán tại TP. Buôn Ma Thuột ở các điểm: trước cổng siêu thị Co.opmart, 196 Lê Thánh Tông, 251 Y Moan, 143/1 Ama Khê, 06 Hà Huy Tập, 22 Lý Tự Trọng và huyện Cư Mgar với giá 5.000 đồng/kg. Theo tính toán, sau khi trừ tất cả các chi phí, dưa của người dân được mua với giá 2.500 đồng/kg, cao hơn so với giá bán tại ruộng dưa ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) 1.500 đồng/kg.

Nhiều người dân mua dưa hấu ủng hộ chương trình của CLB Tiếp Bước.
Nhiều người dân mua dưa hấu ủng hộ chương trình của CLB Tiếp Bước.

Ngay sau khi dưa hấu được tập kết đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh. Qua facebook, chị Nguyễn Thị Phượng Hồng (phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) biết được thông tin và tìm đến mua giúp. Chị Hồng cho biết, nhà chị cũng gần chợ nhưng chị vẫn tìm đến điểm bán dưa của CLB để góp chút gì đó cho người nông dân trồng dưa Quảng Ngãi. Chị còn kêu gọi bạn bè, người thân đến mua giúp tham gia ủng hộ chương trình.

Chị Nguyễn Thị Hằng Ny (Chủ nhiệm CLB Tiếp Bước) chia sẻ: “Ban đầu chúng tôi không dám vận chuyển dưa về nhiều, sợ không bán được. Nhưng không ngờ, chỉ chưa đầy 2 ngày, 6 tấn dưa hấu đợt đầu đã sạch. Để giúp người dân, chúng tôi phải gấp rút vận chuyển thêm 10 tấn dưa tiếp theo về bán. Khi biết mục đích của CLB, nhiều người dân còn trả gấp đôi số tiền mua dưa với mong muốn giúp đỡ bà con trồng dưa vượt qua khó khăn trước mắt...”.

Dung Nguyễn - Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.