Multimedia Đọc Báo in

Chàng trai trẻ đam mê sáo trúc

08:56, 09/07/2017

Trong khi nhiều bạn trẻ hiện nay thích theo đuổi các loại nhạc cụ hiện đại như đàn Piano, Guitar, Organ… thì chàng trai trẻ Trần Trung Kiên (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) lại dành niềm đam mê cho cây sáo trúc Việt Nam.

Tuổi thơ Kiên lớn lên gắn liền với tiếng sáo trúc khi mỗi chiều cùng ông nội ra đồng chăn trâu. Để trau dồi thêm kỹ năng thổi sáo, Kiên thường lên mạng Internet tìm nghe những bản hòa tấu sáo trúc do các nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện, hoặc giao lưu với các Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc online để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Trần Trung Kiên đang chế tác sáo trúc.
Trần Trung Kiên đang chế tác sáo trúc.

Năm 2011, nhận thấy phong trào chơi sáo trúc ở Buôn Ma Thuột phát triển nhưng còn lẻ tẻ, Kiên đứng ra kết nối, thành lập CLB sáo trúc Đắk Lắk, tạo sân chơi cho các bạn trẻ yêu sáo có cơ hội giao lưu, học hỏi. CLB có 40-50 thành viên thường trực, chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên ở thành phố và các huyện lân cận như Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Jút (Đắk Nông). Cứ đến chiều thứ 7 hoặc chủ nhật hằng tuần, các thành viên tụ họp lại, chia sẻ kỹ thuật chơi sáo, người biết chỉ người chưa biết, người biết nhiều chỉ người biết ít để cùng nhau tiến bộ.

Không chỉ biết thổi, Kiên còn biết chế tác sáo trúc. Anh cho biết, lúc đầu chỉ làm để phục vụ bản thân và các thành viên trong CLB, sau đó nhận thấy nhu cầu về sáo trúc của người chơi cao nên quyết định kinh doanh luôn. Do tự mày mò chế tác, Kiên gặp nhiều khó khăn từ khâu chọn nguyên liệu đến cách đo đạc kích cỡ, khoảng cách các lỗ (từ âm trầm đến cao) và phần thẩm âm phải làm đi làm lại nhiều lần, trải qua bao nhiêu thất bại, cuối cùng Kiên cũng cho ra được những cây sáo chất lượng, được những “tín đồ” yêu sáo đón nhận. Ngoài ra, Kiên còn làm các clip dạy kỹ thuật chơi sáo đăng lên diễn đàn xã hội, hy vọng tiếng sáo sẽ được cất lên ở mọi lúc, mọi nơi từ nông thôn yên tĩnh đến thành thị tấp nập.

Huỳnh Thủy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.