Multimedia Đọc Báo in

Ghi nhận ở thôn văn hóa Lộc Xuân

08:51, 21/03/2018

Thôn Lộc Xuân (xã Phú Lộc, Krông Năng) là thôn văn hóa tiêu biểu ở huyện Krông Năng. Thôn được công nhân là Thôn văn hóa từ năm 2002. Hiện thôn có 90 hộ (383 nhân khẩu) trong đó có 83 hộ đạt gia đình văn hóa các cấp, 50 hộ được công nhận là Gia đình văn hóa 3 năm liền.

 Có thể nói đời sống sinh hoạt văn hóa của thôn thật phong phú với nhiều hình thức hoạt động. Có lẽ ít có thôn văn hóa nào có đội văn nghệ hoạt động sôi nổi và có nhiều thành tích như Đội văn nghệ quan họ của thôn văn hóa Lộc Xuân. Đội văn nghệ được thành lập từ năm 2007, gồm 8 thành viên chủ lực. Đội thường xuyên luyện tập và mỗi khi đến ngày lễ kỷ niệm lớn thì họ là nòng cốt để hình thành chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục phong phú. Một trong những dấu ấn sinh hoạt văn hóa đáng ghi nhận là ngày 28-9-2016, Đội văn nghệ quan họ thôn Lộc Xuân đã đăng cai chủ trì cuộc giao lưu quan họ với đội văn nghệ quan họ các xã trong huyện như Ea Toh, Dliê Ya, Ea Tân…  Đội cũng đã từng đoạt nhiều giải thưởng cao trong các kỳ Hội diễn văn nghệ quần chúng các thôn buôn, tổ dân phố văn hóa cấp huyện.

Bên cạnh đội văn nghệ quan họ là Đội bóng chuyền nữ. Đây là đội bóng được đánh giá cao, thường giành giải cao nhất trong những dịp thi đấu ở xã; từng đại diện cho xã “đem chuông đi đánh đất người” và đoạt giải cao (giải Nhất, Nhì, Ba ở huyện). Ngoài ra, thôn còn có Đội tập luyện dưỡng sinh, vừa tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe lại vừa giao lưu với các thôn, buôn ở địa phương.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa ấy, đời sống sinh hoạt văn hóa phong phú cũng chính là động lực để thôn Lộc Xuân vượt lên gian khó và những hạn chế để đạt nhiều kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.            

Nguyễn Trọng Đồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.