Multimedia Đọc Báo in

Nhân Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ

17:21, 25/11/2018

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xác định công tác cán bộ nữ là một trong những khâu then chốt để thúc đẩy bình đẳng giới, Đắk Lắk đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã chú trọng nhiều hơn đến lực lượng nữ, nhất là trong công tác cán bộ. Số lượng nữ được quy hoạch, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm với tỷ lệ cán bộ nữ là đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 23,6%; tỷ lệ lãnh đạo nữ từ phó phòng trở lên ở cấp tỉnh đạt trên 53%, cấp huyện 30,21%; số cán bộ nữ được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chiếm 40,77%.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông gặp gỡ thành viên Câu lạc bộ  Gia đình hạnh phúc thôn 3.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông gặp gỡ thành viên Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc thôn 3.

Theo bà Tô Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, với mục tiêu nâng cao vị thế về kinh tế và cải thiện đời sống cho phụ nữ, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện đồng bộ nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo, mở các lớp tập huấn, hỗ trợ vay vốn sản xuất… tạo điều kiện cho phụ nữ khẳng định mình.

 

“Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó vai trò nòng cốt là tổ chức Hội Phụ nữ, chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. 

 
 
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Nguyễn Thị Thanh Hường

Theo tổng hợp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2007 đến nay, trung bình mỗi năm số lao động nữ được giải quyết việc làm chiếm 48% tổng số lao động được giải quyết việc làm của toàn tỉnh; số lao động nữ được đào tạo nghề là 57.965/196.673 tổng số người được đào tạo nghề; số phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn là 74.697 hộ (chiếm 47,3% tổng số hộ được vay vốn); doanh nghiệp do nữ làm chủ là 1.639/6.189 doanh nghiệp (chiếm 26,4%).

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thanh Hường, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, với vai trò, chức năng của mình, những năm qua, Hội Phụ nữ các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Bên cạnh công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, các cấp hội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ ứng cử đại biểu HĐND các cấp; tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch, bố trí, sắp xếp, đề bạt, luân chuyển, tham gia ứng cử vào cấp ủy, HĐND các cấp.

Cán bộ dân số các cấp tuyên truyền bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana
Cán bộ dân số các cấp tuyên truyền bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana.

Từ năm 2007 đến nay có trên 100 lượt cán bộ chủ chốt của Hội được luân chuyển, đề bạt vào chức danh lãnh đạo các ngành, giới thiệu 5.407 lượt cán bộ nữ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. Vai trò của phụ nữ ngày càng được phát huy trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái, tham gia tổ hòa giải, tham gia giám sát và phản biện xã hội, đề xuất chế độ, chính sách cho phụ nữ.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.