Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ gia đình người có công thoát nghèo bền vững

11:02, 29/07/2019

Xác định tầm quan trọng của công tác thương binh liệt sỹ và chăm sóc người có công, nhất là công tác "Đền ơn đáp nghĩa” trong những năm qua, bằng nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, chính quyền các cấp luôn quan tâm chăm lo gia đình chính sách, người có công để các đối tượng có cuộc sống ngày càng ổn định... 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 62.000 đối tượng hưởng các chế độ chính sách, trong đó đối tượng người có công, thân nhân người có công gần 49.000 hồ sơ và hơn 12.000 hồ sơ đối tượng liên quan khác. Hằng tháng có hơn 12.000 đối tượng được chi trả trợ cấp với số tiền trên 21 tỷ đồng.

Theo thống kê, trong năm 2018, toàn tỉnh đã huy động được gần 10 tỷ đồng (trong đó cấp tỉnh trên 1 tỷ đồng, cấp huyện hơn 5,2 tỷ đồng và cấp xã hơn 3,4 tỷ đồng), đạt tỷ lệ 143% kế hoạch. Từ nguồn kinh phí này đã hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp 112 căn nhà Tình nghĩa với số tiền trên 2 tỷ đồng (đạt 112%); xây dựng 92 nhà Tình nghĩa với số tiền trên 4 tỷ đồng (đạt 115%); tặng 145 sổ tiết kiệm cho đối tượng chính sách có công.

Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã triển khai xây dựng 163 nhà, sửa chữa 136 nhà cho người có công từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ (theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25-7-2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ).

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Nguyễn Hùng Thi thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng  Võ Thị Bốn ở thị trấn Phước An.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Nguyễn Hùng Thi thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Võ Thị Bốn ở thị trấn Phước An.
 
“Hỗ trợ cho hộ nghèo thông qua các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ưu tiên vay vốn; huy động sự giúp đỡ của cộng đồng; hỗ trợ con em của gia đình người có công khởi nghiệp, lập nghiệp... cũng là những giải pháp tạo bước đột phá trong chính sách giảm nghèo cho người có công”.
 
 Ông Lê Hải Lý, Trưởng Phòng Chính sách người có công (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

Từ những việc làm thiết thực của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đã phần nào giúp các thương binh, bệnh binh, gia đình người có công vơi bớt khó khăn, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh năm 2018, trên địa bàn tỉnh hiện có 57.180 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,81%, trong đó số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách ưu đãi người có công là 460 hộ, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Nhằm giúp các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách ưu đãi người có công, mới đây UBND tỉnh đã có văn bản số 4688/UBND-KGVX ngày 11-6-2019 chỉ đạo các ngành liên quan triển khai xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững đối với hộ nghèo thuộc đối tượng này.

Ông Lê Hải Lý, Trưởng Phòng Chính sách người có công (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã yêu cầu các địa phương rà soát, lập danh sách, trong đó chỉ rõ nguyên nhân nghèo để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể huy động các nguồn lực hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Trong đó, đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập có thành viên còn khả năng lao động, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm; triển khai các hoạt động cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn vốn ưu đãi khác nhằm nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Đối với gia đình người có công thuộc hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ tiến hành rà soát các tiêu chí thiếu hụt, ưu tiên các nguồn lực hỗ trợ các tiêu chí tiếp cận dịch vụ xã hội còn thiếu hụt. Đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động sẽ huy động nguồn ngân sách địa phương, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng bảo đảm mức sống cao hơn hoặc bằng chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập. Riêng trong năm 2019, tập trung rà soát các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công còn gặp khó khó khăn về nhà ở để hỗ trợ giải quyết từ nguồn kinh phí Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.