Multimedia Đọc Báo in

Đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT ngay từ đầu năm

17:25, 20/02/2020

BHXH (Bảo hiểm xã hội) Việt Nam vừa ban hành công văn số 308/BHXH-BT gửi BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT trong quý I-2020.

Tính đến ngày 31-1-2020, số tiền thu BHXH, BHYT toàn quốc đạt kết quả chưa như mong đợi, đặc biệt là công tác đôn đốc thu từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên chỉ đạo, phân công, đôn đốc cán bộ làm việc với đơn vị sử dụng lao động để thu BHXH, BHYT kịp thời, không để nợ trong các tháng tiếp theo; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đối tượng tham gia BHYT chuyển hết số tiền phải đóng BHYT, BHXH tự nguyện đến hết quý I trước ngày 21-02-2020; kịp thời chuyển số tiền đã thu từ các đơn vị trực thuộc về BHXH Việt Nam.

Ảnh minh họa
Cán bộ BHXH huyện M'Đrắk tuyên truyền về chính sách bảo hiểm cho người dân

BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố cần xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện ngay việc thanh tra chuyên ngành đóng BHXH đột xuất đối với doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT theo quy định; kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố theo quy định tại Điều 214, Điều 215, Điều 216 Bộ luật Hình sự; in, gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT đến doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động trước ngày 10 hằng tháng, không để lưu tại cơ quan chuyển phát hồ sơ hoặc cơ quan BHXH.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam giao Ban Thu hằng tuần thực hiện gửi tin nhắn về kết quả thực thu và giảm nợ tới giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố để đôn đốc, chỉ đạo, đánh giá công tác thi đua.

Kim Oanh


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.