Multimedia Đọc Báo in

12 năm tù cho hành vi chiếm đoạt tài sản của 58 hộ dân

10:14, 07/09/2011

Ngày 5-9-2011, Toà án Nhân dân tỉnh Dak Lak xét xử sơ thẩm đối với bị can Nguyễn Văn Nam, về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Đại lý Nam Hải (thôn Tân Lập, xã Ea Na, huyện Krông Ana) do Nguyễn Văn Nam đứng tên được Phòng Tài chính huyện Krông Ana cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 00259 - 40L: 512- 5121, ngày 25-9-2008 về ngành nghề kinh doanh thu mua cà phê nông sản, phân bón. Để có vốn kinh doanh, ngoài việc thế chấp tài sản của gia đình vào ngân hàng, Nam còn vay mượn của nhiều người khác dưới hình thức vay trả lãi. Thông qua đại lý của mình, Nam đã nhận cà phê của các hộ mang đến ký gửi và khi người dân cần tiền quay vòng sản xuất muốn bán sẽ tính theo giá tại thời điểm bán. Ngoài Hóa đơn mua bán, Nam in sẵn mẫu “Hợp đồng ký gửi cà phê” ký kết với người dân ký gửi với thời hạn 12 tháng. Quá trình kinh doanh không hiệu quả, đến đầu năm 2010, Nam không đủ khả năng trả nợ gốc cho ngân hàng cũng như của những người đã nợ trước đó. Để thanh toán một số khoản nợ đến hạn, Nam đã chốt giá bán 62.121 kg cà phê nhân RX (trong đó có 45.101 kg cà phê do người dân ký gửi) cho công ty thu mua với số tiền là 1.469.922.110 đồng, trong đó tiền thuế GTGT là 90.812.403 đồng. Nam đã lấy số tiền thanh toán một số khoản nợ, còn lại sử dụng rồi bỏ trốn vào tháng 3-2010.

Theo kết quả điều tra xác minh từ tháng 6-2009 đến tháng 4-2010 Nguyễn Văn Nam đã chiếm đoạt của 58 hộ dân (người ký gửi cà phê, người cho vay tiền hoặc tạm ứng tiền để mua cà phê) với số lượng là 45.101 kg cà phê  và hơn hai trăm triệu đồng tiền mặt. Với hành vi phạm tội trên, Nguyễn Văn Nam bị Tòa án sơ thẩm kết án 12 năm tù đồng thời buộc phải bồi thường số cà phê nhân RX và tiền cho các hộ dân đã ký gửi cà phê cũng như cho vay tiền.

 Nam Hà

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.