Multimedia Đọc Báo in

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

09:18, 06/12/2013

Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì có thể gửi yêu cầu kiến nghị đến cơ quan nào giải quyết? Hình thức, nội dung và thủ tục tiếp nhận yêu cầu này được pháp luật quy định như thế nào?

Về vấn đề này, Khoản 1, Điều 25, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: “Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện, nơi thực hiện giao dịch giải quyết”.

Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có các nội dung được quy định tại Khoản 2, điều 20, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau: a) Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm; b) Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu; c) Nội dung vụ việc; d) Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đ) Tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 21, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP là: 1. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được lập bằng văn bản, cán bộ phụ trách tiếp nhận có trách nhiệm xem xét và tiếp nhận yêu cầu. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp, cán bộ phụ trách tiếp nhận phải lập thành văn bản và yêu cầu người tiêu dùng hoặc người đại diện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó. 2. Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiếu các nội dung quy định tại Điều 20, Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bổ sung. Việc bổ sung phải được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.