Multimedia Đọc Báo in

Vô cớ chém người, hai thanh niên lĩnh án tù

16:48, 22/05/2019

Ngày 21-5, TAND tỉnh đã tổ chức phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử và tuyên phạt bị cáo Y Kiêm Mlô (SN 1998, trú buôn Tai, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) mức án 16 năm tù, Y Nưng Niê (SN 2000, trú cùng địa phương) 12 năm tù cùng về tội giết người.

Theo cáo trạng, vào khoảng 20 giờ ngày 20-7-2018, Y Kiêm cùng bạn gái tới đám cưới ở buôn Hoang, xã Krông Jing chơi. Y Kiêm để bạn gái ở lại đám cưới rồi đi uống rượu cùng Y Nưng Niê và một số người khác tại nhà anh Y Ru Bi Niê (SN 1990, trú buôn Hoang, xã Krông Jing).

Một lúc sau, Y Kiêm lấy xe máy đến đám cưới đón bạn gái thì xảy xa mâu thuẫn với Y Buol Niê (SN 2002, trú buôn Cuăh, xã Krông Jing) cùng một số thanh niên khác nên bị đánh. Y Kiêm bỏ xe máy lại chạy về nhà Y Ru Bi kể cho mọi người nghe rồi rủ Y Nưng đi trả thù. 

Bị cáo Y Nưng Niê (bên phải) và Y Kiêm Mlô tại phiên tòa sơ thẩm.
Từ trái sang phải: Bị cáo Y Kiêm Mlô và Y Nưng Niê tại phiên tòa sơ thẩm.

Khi cả hai vừa đến cổng thì bị nhóm của Y Buol Niê cầm cây, chai lọ ném vào người. Y Kiêm chạy vào trong sân nhặt một đoạn cây gỗ, còn Y Nưng đi vào trong nhà lấy một con dao rựa ra đánh lại khiến nhóm của Y Buol Niê phải bỏ chạy.

Cùng thời điểm này, anh Y Th. (SN 1998, trú buôn Cuăh, xã Krông Jing) điều khiển xe máy chở cháu  là H’M. Byă (SN 2004, trú buôn M’Suốt, xã Krông Jing) từ đám cưới đi ra thì bị Y Kiêm chặn lại. Sợ bị đánh, anh Y Th. điều khiển xe bỏ chạy thì bị Y Kiêm vung cây lên đánh trúng vào đầu cháu H’M. Anh Y Th. tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy thì gặp Y Nưng và bị chém trúng đầu. Cả hai chú cháu Y Th. và xe cùng lao xuống ruộng.

Hậu quả, anh Y Th. tử vong tại chỗ, cháu H’M. bị thương được người dân đưa đi cấp cứu. Sau khi gây án, Y Kiêm cùng với Y Nưng bỏ trốn nhưng bị bắt sau đó.

Hà Duy 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.