Multimedia Đọc Báo in

Truy tố đối tượng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản

20:35, 11/06/2019

Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột vừa ban hành cáo trạng truy tố Đặng Quốc Khánh (SN 1988, trú phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột) về các tội trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, Khánh đi mua kìm, đục, búa, kéo, xà beng, dây dù dùng làm công cụ để cắt, cạy phá cửa trộm cắp tài sản. Từ tháng 9 đến tháng 11-2018, Khánh đã thực hiện 3 vụ trộm cắp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột với tổng giá trị tài sản hơn 115 triệu đồng.

Đối tượng Đặng Quốc Khánh (bên phải) cùng tang vật là bộ quần áo công an để đi lừa đảo.
Đối tượng Đặng Quốc Khánh (bên phải) cùng tang vật là bộ quần áo công an để đi lừa đảo.

Ngoài ra, thông qua mạng xã hội Zalo, Khánh liên hệ với một người đàn ông (chưa xác định được lai lịch) đặt mua 2 bộ quần áo công an, 1 mũ kêpi, 2 bảng tên giả. 

Thông qua mạng xã hội Zalo, Khánh làm quen với chị B.T.H. (SN 1993, trú thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) và giới thiệu mình tên là Đào Văn Chung, trinh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk. Sau một thời gian quen biết, Khánh nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy của chị H. nên nói dối mình là trinh sát hình sự và phải hóa trang, thường xuyên thay đổi phương tiện đi lại.

Các giấy tờ và bảng tên giả ngành Công an của Khánh đặt mua qua mạng.
Các giấy tờ và bảng tên giả công an của Khánh đặt mua qua mạng.

Vào khoảng cuối tháng 9-2018, Khánh mượn xe máy nhãn hiệu Wave RS BKS 47B1-505.29 của chị H. để đi "công tác". Tin tưởng, chị H. giao cho Khánh xe máy cùng toàn bộ giấy tờ xe. Đến ngày 7-10-2018, Khánh mang chiếc xe máy đi cầm cố lấy 6,5 triệu đồng tiêu xài cá nhân. 

Được biết, trước đó Khánh đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và 1 tiền án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 

Hà Duy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.