Multimedia Đọc Báo in

Thiết bị cho trường mầm non phải ghi rõ xuất xứ

16:04, 05/08/2010

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, đó là những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của các đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học. 

 

Trẻ em vui chơi tại Nhà Văn hóa Thanh Thiếu nhi.   Ảnh: H.N


Theo đó, 50 đồ dùng cho nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi, 68 đồ dùng cho nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi, 90 đồ dùng cho nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi, 104 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, 126 đồ dùng cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi và 124 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, ngoài đáp ứng những yêu cầu áp dụng riêng cho từng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, phải thực hiện theo yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

Các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học sản xuất trong nước hay nhập khẩu: trên sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất; hạn sử dụng; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng; cảnh báo...) và chứng nhận hợp qui, công bố hợp qui và gắn dấu hợp qui theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Nếu mặt hàng nào sử dụng các vật liệu: Nhựa, gỗ, sơn, chất phủ, keo dán... phải có chứng nhận nguồn hàng hóa, vật tư  bảo đảm tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em.

H.N (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.